BAN TRỊ SỰ PHẬT GIÁO BẠC LIÊU CHÚC TẾT CÁC TỈNH BẠN
Tĩnh Toàn
Lúc còn tại thế, Hòa thượng Thích Huệ Hà, nguyên Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu đã hướng dẫn đoàn Thường trực Ban Trị sự đến các tỉnh thành hội Phật giáo trước để đền ơn sự trợ giúp của các tỉnh bạn trong những năm đầu Phật giáo Bạc Liêu mới thành lập, sau để gắn kết nghĩa tình, thiện ý của ngài là Phật giáo các tỉnh khu vực phải kết thành một khối, hỗ trợ nhau cùng phát triển phục vụ đạo đời ngày càng tốt hơn. Đi nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm của đồng môn pháp lữ, ngài nói với các đệ tử rằng cả nước đang hội nhập, Phật giáo cũng hội nhập mà chúng ta gọi là tùy duyên. Nối tiếp lộ trình của Ngài, Đoàn Thường Trực Ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu do Đại đức Thích Quảng Thới – Phó Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội làm trưởng đoàn cùng với chư tôn đức và quí cư sĩ trong Thường trực đã đến thăm và chúc tết lãnh đạo Phật giáo năm tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
<?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office”> Sáng ngày 03/2 tại chùa Khánh Sơn, trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Sóc Trăng, đoàn đã đến vấn an Hòa thượng Thích Thiện Sanh, Phó Ban Thường trực Tỉnh hội, ngài cũng là cố vấn cho Phật giáo Bạc Liêu từ khi Hòa thượng Thích Huệ Hà viên tịch, là bạn đồng môn cùng bằng tuổi nhau, hai vị đã gắn kết Phật giáo hai tỉnh trên nhiều lĩnh vực với quá trình gần 10 năm, đồng lao cộng khổ. Tại cuộc gặp gỡ, Ngài đã chủ động hỏi thăm tình hình Phật sự của Bạc Liêu, những cải tổ trong quản lý điều hành và đặc biệt là những thành tựu của Phật giáo địa phương từ khi vắng bóng ân sư. Sau qua giây phút hàn huyên, Đại đức Thích Quảng Thới đã báo cáo những thành quả đạt được hết sức phấn khởi thể hiện qua hội nghị tổng kết cuối năm; tóm tắt một số vấn đề trọng tâm về đổi mới phương thức hoạt động, về chương trình đào tạo liên thông ở ngành giáo dục và công trình Quán Âm Phật Đài. Theo Đại đức thì thì Thường trực Ban Trị sự quyết tâm xây dựng khu thánh tích Quán Âm Phật Đài trở thành nơi du lịch tâm linh tầm cở của khu vực, đến Bạc Liêu là đến với đất Bồ tát, nói đến Bạc Liêu là nói đến Quán Âm Phật Đài, Phật giáo Bạc Liêu được sự hổ trợ của lãnh đạo Chính quyền địa phương và Ủy Ban nhân dân tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo cùng phối hợp Tỉnh hội Phật giáo phát triển khu du lịch sinh thái tâm linh bởi đây là bộ mặt văn hóa của tỉnh nhà mà Phật giáo là đại biểu. Hòa thượng <?xml:namespace prefix = st1 ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags”> <?xml:namespace prefix = st2 ns = “urn:schemas:contacts”> Thích Thiện Sanh cũng đã có một số ý kiến chỉ đạo cho Phật giáo Bạc Liêu thực tốt nhiệm vụ trước mắt và lâu dài .
Đến Cần Thơ, đoàn đã được Chư tôn đức Thành hội Phật giáo long trọng đón tiếp, có Thượng tọa Thích Giác Hoa – Phó Ban Trị sự; Thượng tọa Thích Giác Điệp – Phó Ban Trị sự; Đại đức Thích Bình Tâm – Chánh Thư ký; Chư tôn đức và quí cư sĩ Phật tử. Sau phần nghi thức, chúc tết xong, Đại đức Thích Giác Nghi, Trưởng Ban kinh tế tài chính kiêm Hiệu phó trường Cao đẳng Phật học Bạc Liêu đã thông qua các vị kế hoạch chiêu sinh Trung cấp Phật học khóa III và chuẩn bị khai giảng vào trung tuần tháng 5/2010, chương trình đào tạo bốn năm theo chế độ nội trú và hoàn toàn miễn phí. Đại đức cũng cho biết Trường Phật học Bạc Liêu được công nhận là thành viên của hiệp hội các trường Phật học quốc tế và cũng là phân viện trong chương trình giáo dục liên thông với Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Thay mặt Thường trực Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Cần Thơ, Chư tôn đức hiện diện đã biểu lộ sự đồng tình hợp tác nhiều mặt như văn bản kết nghĩa giữa cố Hòa thượng tiền nhiệm của Bạc Liêu và chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo Cần Thơ; các vị cho rằng sự hợp tác đó vừa mang tính hổ trợ nhau cũng vừa để giao lưu và để cùng nhau phát triển, có lẽ cần có kế hoạch cụ thể cho từng nội dung để chúng ta đạt đến chiều sâu của vấn đề bằng những động thái tích cực đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục tăng ni.
Tại Hậu Giang Chư tôn đức đã chuẩn bị sẵn, tiếp đoàn có Thượng tọa Thích Huệ Đức, Trưởng Ban Trị sự; các vị phó Ban gồm Thượng tọa Thích Huệ Hóa, Thượng tọa Thích Thiện Huệ; Đại đức Thông Hạnh, Chánh thư ký một số chư tôn đức lãnh đạo và cả Ni sư Thích Nữ Kiệm Liên, Phó Ban Trị sự hiện diện. Qua phút tọa đàm thân mật thăm hỏi ân cần đối chiếu với những tháng trước đây không lâu từ ngày tách tỉnh, rõ ràng Phật giáo Hậu Giang đã thực sự trưởng thành theo tốc độ phát triển của tỉnh nhà, Hậu Giang đã thay da đổi thịt từng ngày, Phật giáo địa phương cũng đã chan hòa cùng suối nguồn từ bi mà chấp nhận sự thiếu thốn; các vị đã đầu tư lớn cho sự nghiệp giáo dục Phật giáo tại tỉnh nhà để có những vị tăng tài thạc đức truyền thừa mạng mạch Phật pháp. Hay thay khi Thượng tọa Huệ Đức cho biết ngài đang chiêu hiền đãi sĩ, Phật giáo Hậu Giang cần có lực hút hậu đãi nhân tài bởi hiền tài là nhân khí của quốc gia cũng là thạch trụ thiền lâm.
Sau phần chúc mừng và chia xẻ niềm vui cùng Phật giáo Hậu Giang của Đại đức Quảng Thới; Kế hoạch chiêu sinh của trường Phật học Bạc Liêu và một số vấn đề trong thực hiện và cụ thể hóa công tác Phật sự giữa hai tỉnh đã giao lưu kết nghĩa do Chư tôn đức thảo luận.
Nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận, Hiệu phó Trường Phật học Bạc Liêu cũng là người phụ trách Website Phật giáo Bạc Liêu đã giới thiệu đến Chư tôn đức về khuôn khổ và nội dung của tờ báo điện tử qui tụ hơn 60 cộng tác viên là những vị giáo thọ sư tiến sĩ, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, hiện đã hơn 40 ngàn đọc giả truy cập và được đánh giá cao tại tỉnh nhà; ông Trần Phước Thuận cũng đã đưa ra đưa ra kế hoạch hình thành đội ngủ cộng tác viên sở tại để cùng phổ biến công tác của Phật giáo Phật sự và các công trình nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực tại địa phương, trên trang báo điện tử này.
Con đường từ Hậu Giang đến Kiên Giang hãy còn xa tít mịt mờ, Đại đức Thích Giác Tạng, Ủy viên Kiểm soát Ban Trị sự Chánh Đại diện huyện hội Phật giáo Hòa Bình tình nguyện lái xe, chiếc xe từng phút thâu ngắn dần khoảng cách đến Kiên Giang. Ở đây Đại đức Thích Minh Nhẫn – Chánh thư ký Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang đã chuẩn bị chỗ ăn nghĩ cho đoàn rất chu đáo. Thầy đã hướng dẫn tham quan công trình chùa Phật Quang đang trong giai đoạn thi công; ngôi chùa kỳ vĩ giữa vùng trời Kiên Giang lại nằm trong phố thị giữa buổi chiều tàn như thách thức không gian; kiến trúc do tư duy sáng tạo của vị Đại dức Tiến sĩ trẻ ấy sẽ không trùng lấp bất kỳ ngôi chùa nào trên đất Việt.
Buổi tối tại Sắc tứ Tam Bảo tự Văn phòng Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật giáo Kiên Giang với sự hiện diện của Hòa thượng Danh Vĩnh, Phó Ban Trị sự; Thượng tọa Thích Minh Thuần, Phó Ban Trị sự; Đại đức Thích Minh Nhẫn, Chánh thư ký Ban Trị sự, cùng Đại đức Thích Minh Tiến, Ni trưởng Liễu Liên, cùng Chư tôn đức Tăng ni trong Ban Trị sự đã thân mật tiếp đón đoàn. Đại đức Thích Quảng Thới thay mặt Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu đã ân cần thăm hỏi và có lời chúc mừng đến chư tôn đức tăng ni trong Ban Trị sự cùng tăng ni và đồng bào Phật tử trong tỉnh. Các vị hiện diện đã có những phát biểu thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai đơn vị tưởng chừng rất đậm đà và nó đã hiện hữu trong tim người từ bao đời bao kiếp. Các kế hoạch phối hợp liên kết được chư tôn đức hai bên tiếp tục thảo luận bởi đã có tiền đề từ lâu và nhiều lĩnh vực sẽ được kiện toàn trong thời gian tới, đặc biệt công tác đào tạo giáo dục tăng ni cả hai bên cùng đều có kế hoạch, trang Web của cả hai đều có vậy chúng ta sẽ cộng tác để đưa nội dung càng phong phú thêm lên. Tại cuộc gặp gỡ nầy, đoàn cũng được nghe Chư tôn đức cho biết kế hoạch tổng thể tổ chức hội thảo và tập huấn hoằng pháp toàn quốc năm 2010 do Ban Hoằng pháp Trung ương và Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang tổ chức. Phật giáo Kiên Giang đã nhiều lần làm việc lớn và gặt hái nhiều thành quả tốt; khâm phục những người đi tiên phong trên lộ trình đầy sáng tạo, chính đó đã làm cho Phật pháp ngày có sức lan tỏa lớn.
Ngày 04/3, Đại đức Minh Tiến Trưởng ban Văn hóa kiêm Chánh đại diện Phật giáo Thành phố Kiên Giang ân cần mời đến chùa cổ Phổ Minh trong buổi sáng. Ngôi chùa cổ tuyệt đẹp lại được tô điểm những bức tranh thủy mặc và những vần thơ có nhiều ý nghĩa do chính Đại đức thủ bút đã lôi kéo những ai còn vọng tưởng mơ hồ hãy ra khỏi trầm tư. Cảm ơn thầy đã dành cho đoàn một buổi ăn sáng thật nhẹ và thật ngon với món ăn tuyệt kỷ của chùa: cơm tấm. Cảm ơn thầy đã dành cho đoàn một không gian yên ắng giữa xôn xao thị thành, bởi trà thất của thầy giống như một thiền thất hay một tịnh tâm để con người trở về chánh niệm… Dù còn luyến lưu nhưng rồi cũng phải từ giả thầy hẹn ngày tái ngộ bởi nghe nói thầy còn phát quà từ thiện sáng nay và đoàn còn phải trực chỉ về Cà Mau.
Cà Mau! Nơi cuối của bản đồ tổ quốc. Thăm lại Cà Mau, là một đơn vị anh em thân mật qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, Phật giáo Cà Mau từng bước vươn lên cho kịp với mức phát triển của khu vực bán đảo; Phật giáo Cà Mau làm từ thiện trong năm qua hơn 10 tỷ đồng và hiện đang thực hiện nhiều chương trình lớn, gặp gỡ Thượng tọa Thích Huệ Thành, Quyền Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Cà Mau; Đại đức Thích Phước Minh, Phó Ban Trị sự; Ni Sư Thích Nữ Diệu Chánh, Phó Ban Trị sự và Chư tôn đức tăng ni; một ấm áp nào đền bù cho cả hai đơn vị mà hai vị lãnh đạo cao nhất của Phật giáo tại địa phương đều lần lượt ra đi trong thời gian không bao lâu; anh em với cùng cảnh ngộ nên tất cả siết chặt đôi tay cùng dìu dắt nhau vượt khó và tất cả đã đứng dậy bằng chính đôi chân của mình, Tại Tổ đình Sắc tứ Quan Âm cổ tự, trụ sở Tỉnh hội Phật giáo Cà Mau, Chư tôn đức hai đơn vị đã đi sâu vào kế hoạch công tác Phật sự 2010, ở đâu có Cà Mau là có Bạc Liêu và ngược lại tình yêu trong những người con Phật đã trổi dậy với những cung đàn huyền diệu, hương xuân Di Lặc đã len vào lòng người cho tâm hồn tất cả được thăng hoa và mùa xuân, tràn đầy hạnh phúc đang đến với những người con Phật và các sứ giả Như Lai đang tiếp tục hiến tặng cho đời những bông hoa tươi đẹp.
Cập nhật ( 09/02/2010 )