BẠN ĐÃ CAO ĐỦ TẦM CHƯA? * BS Lê Mai Hiệp Chiều cao là một chỉ số cân đo thể hiện tầm vóc sức khỏe của con người nên nó thường được sự quan tâm đặc biệt của nhiều ngành nghề khi tuyển chọn nhân sự. Con người có hai lần tăng trưởng nhanh về chiều cao và thể trọng, lần thứ nhất từ lúc mới sinh đến 5 tuổi, lần thứ nhì vào những năm tiền dậy thì lúc 10 – 12 tuổi đến với nữ và 13 – 14 tuổi với nam. Đa số chúng ta điều biết biểu đồ tăng trưởng trẻ em tứ lúc mới sinh đến 60 tháng, đồ thị tăng trưởng được thiết lập riêng cho trẻ trai đạt 75 – 76 cm còn trẻ gái đạt 74 – 75 cm tức là tăng đến 24 – 26 cm trong một năm. Từ 13 đến 24 tháng, trẻ trai đạt 86 – 87 cm còn trẻ gái đạt 85 – 86 cm, tức là tăng đến 10 – 11cm trong một năm vào thứ hai (nhận thấy chiều cao của trẻ 2 tuổi thường bằng phân nữa lúc trưởng thành). Qua năm thứ ba trẻ tăng 8 – 9 cm/1 năm, qua năm thứ tư thứ năm trẻ tăng 5 – 6 cm/1 năm, lúc 5 tuổi trẻ trai đạt 107 – 108 cm còn trẻ gái đạt 105 – 107 cm. Những năm đầu của tuổi đi học, chiều cao tăng tương đối đều 2 – 4 cm/năm. Chiều cao trẻ gái lúc 11 tuổi đạt 140 – 145 cm, còn chiều cao trẻ trai phải đến tuổi 11 – 13 mới tăng vọt, tăng 6 – 6,8 cm/năm. Chiều cao trẻ trai lúc 13 tuổi đạt 150 – 156 cm, đó là tăng vọt của thời kỳ tiền dậy thì thường đến trước 2 năm ở trẻ gái so với trẻ trai, tiếp theo là tuổi dậy thì xảy ra ở thiếu nữ thường vào tuổi 12 – 13, ở thiếu nam thường vào tuổi 12 – 14. Sau thời kỳ này từ 14 đến 16 chiều cao thiếu nam thiếu nữ tăng chậm lại 3 – 1 cm/năm. Vào tuổi 17, 18 chiều cao tăng rất ít chỉ 0,7 – 0,5 cm/năm mà thôi, theo các chuyên gia thì chiều cao của thiếu nữ từ 18 tuổi và thiếu nam từ 20 – 22 thông thường không tăng nữa. Các cuộc khảo sát của tác giả Đỗ Xuân Hợp năm 1960 và của Viện vệ Sinh Dịch Tễ Hà Nội đăng trong Quyển Hằng số Sinh học năm 1975, của chúng tôi 1988 và 1994, của Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM năm 2002 – 2003 cho kết quả chiều cao thanh thiếu niên có tăng sau thập kỷ. Lấy trường hợp điển hình là tuổi 14 mà chúng tôi có đầy đủ số liệu của 5 cuộc khảo sát ghi trên: + Sự tăng chiều cao rất ít, chỉ khoảng 1 cm giữa cuộc hai điều tra năm 1960 và 1975 (khoảng 15 năm), + Sự tăng chiều cao là 2.9 cm (trẻ nam) và 2.6 cm (trẻ nữ) giữa cuộc hai điều tra năm 1988 và 1994 (6 năm), + Là 7,9cm trẻ nam và 5,5 cm ở trẻ nữ giữa cuộc hai điều tra năm 1994 và 2000 – 2003 (9 năm). Tuy nhiên, chiều cao của trẻ nam nữ khảo sát năm 2002 – 2003 cũng còn thấp hơn đối với nam là 1,5 cm, đối với nữ 5,3 cm của trẻ đồng tuổi ghi trong quyển Quần Thể Tham Khảo được Tổ chức Y tế Quốc tế khuyến nghị làm chuẩn. Những công trình nghiên cứu cho biết các yếu tố liên quan đến sự tăng trưởng chiều cao là: + Di truyền là yếu tố quy định tốc độ và mức phát triển tối đa của một cá thể. + Nội tiết gồm có những hormon đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tăng trưởng là Hormon Tăng trưởng, Thyxoxin, Testosteoron, Estro-gen… + Enzim gồm các enzim tổng hợp chất đạm (gọi là protein) giúp tăng sinh và nhân đôi tế bào… + Dinh dưỡng là yếu tố nền tảng cho sự tăng trưởng, nguồn nguyên liệu cung cấp cho xương tăng trưởng tối đa. Những yếu tố quan trọng trong hình thành mô xương là chất đạm, Calci, Phosphor, Kẽm, Vitamin D, Vi tamin C, Vitamin nhóm B… Sự hiểu biết các đặc điểm sự tăng trưởng chiều cao rất hữu ích cho việc nuôi dưỡng trẻ em và thanh thiếu niên. Cha mẹ, thầy cô giáo thầy thuốc, và chuyên gia dinh dưỡng là người theo dõi chặt chẽ tăng trưởng về chiều cao của những trẻ em và thanh thiếu niên được phân công trách nhiệm. |
Cập nhật ( 01/09/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com