BẠN CÓ BIẾT: MÀU SẮC CỦA NHỮNG LÁ CỜ * Vĩnh Lộc Lịch sử nhân loại chưa hề chứng kiến một xã hội được tổ chức hẳn hoi mà lại không có biểu tượng. Không một quốc gia nào, không một cộng đồng nào nằm ngoài nguyên tắc này. Chỉ quan sát diễn tiến chính trị hiện nay ở châu Âu, nơi mà các quốc gia bé nhỏ vừa mới tách ra khỏi các liên bang đang tìm cách khẳng định lại lịch sử của mình qua các lá cờ như cộng đồng người Hồi giáo ở Bosnia thì có cờ ba màu là đỏ, vàng, xanh lá cây.
Như những tấm căn cước câm lặng nhưng truyền cảm, lá cờ mang trên mình nó tất cả những đam mê của con người. Tính đa dạng về sắc thái của nó chứng tỏ sự giàu có của nhân loại. Và chừng nào những lá cờ còn phất phới bay trong gió thì chúng ta còn học hỏi được biết bao điều. Vậy lá cờ là gì? Kết quả của sự tình cờ hay nét thẩm mỹ thuần túy. Chúng không đơn giản như vậy đâu bởi vì có một cả ngành khoa học mang tên là vexillogie. Từ ngữ này xuất hiện vào cuối những năm 50, được hình thành bởi từ veexillium theo tiếng La mã hoặc vexilaire, có nghĩa là cánh cờ. Đó chính là những gương mặt đi trước các binh đoàn khi diễu hành trước hoàng đế. Đó còn là dấu hiệu xác định lai lịch và được coi là tổ tiên của loại cờ xí và những lá cờ hiện đại ngày nay. Sau đây là lịch sử của một số quốc kỳ các nước trên thế giới. PHÁP: Nổi tiếng qua cuộc cách mạng pháp, lá cờ tam tài có nguồn gốc từ cờ hiệu thành phố Paris với hai màu xanh lơ và đỏ, và sau đó được thêm vào màu trắng. Tuy nhiên, lịch sử các mầu cờ này là có từ trước: truyền thuyết cho rằng màu xanh lơ là màu áo choàng của Thánh Martin và cũng đồng thời là màu của người dòng họ Bourbon, màu tắng là màu của Jean d`Arc và sau đó trở thành màu cờ hiệu của chủ nghĩa quân chủ, còn màu đỏ là màu được Charlemagne đề xướng. Những màu sắc quen thuộc này đã đánh dấu lịch sử của nước Pháp và đã hợp pháp hóa màu tam tài, được công nhận vĩnh viễn là màu quốc kỳ vào năm 1794, và kể từ đó được coi là “lá cờ tự do”. Nhiều quốc gia đã phỏng từ màu tam tài để tạo nên quốc kỳ của riêng mình. BỈ: Cờ tam tài Bỉ lần đầu tiên bay phấp phới cũng là vào những ngày cách mạng năm 1789. tuy nhiên, phải đợi đến cuộc khởi nghĩa năm 1830 chống lại Hà Lan thì màu đen – vàng – đỏ kết hợp các màu của những cái khiên ở các vùng của Bỉ, đặc biệt là xứ Flandes, Wallonie và Brabant, mới được công nhận. ĐỨC: Hễ nói tới Đức, người ta thường nhắc về truyền thống quân sự của nước này. Điều này được khẳng định qua việc lựa chọn màu đen – đỏ – vàng sậm nằm ngang, lúc đầu vốn là màu quân phục vào thế kỷ 19. Quốc hội nhóm họp tại Francofort vào năm 1848 khẳng định màu cờ này, và sau đó được công nhận bởi nước Cộng Hòa Weimar (từ 1918 đến 1933), kế đó là Cộng hòa Liên Bang Đức vào năm 1949. Cũng nên ghi nhận là cờ của cộng Hòa Dân Chủ Đức trước đây khác ở chỗ có thêm hình huy hiệu và một vạch vàng bên dưới. VƯƠNG QUỐC ANH: Cờ Anh bắt nguồn từ việc kết hợp các khu vực lịch sử, đặc biệt là Anh, với hình chữ thập đỏ của thánh George trên nền trắng và Scotland với gạch chéo màu trắng của thánh André trên nền xanh lơ. Lá cờ đầu tiên gọi là cờ liên hiệp, được lập ra vào năm 1606, nhưng cờ Anh vẫn còn bay phấp phới trên các thuộc địa cuối cùng của Vương quốc này, và biểu tượng của nó xuất hiện trên cờ của Úc và New Zealand. TÂY BAN NHA: Được vua Charles Đệ Tam chọn vào năm 1785 nhằm mong muốn đổi mới biểu tượng quốc gia, cờ hai màu đỏ và vàng phỏng theo các huy hiệu mà những vị vua theo đạo Thiên Chúa của thời kỳ Tái chinh phục. Hình huy hiệu trên cờ là tháp Castille, sư tử Léon, cọc nhọn Aragon, sợi xích Navarre và quả lựu đạn của vương quốc cùng tên trước kia. Những biểu tượng thuộc tính của vương quyền như hình huệ tây của dòng họ Bourbon, cây cột Hercules, vương miệng cũng được để hiện lên cờ. Ý: Dân tộc Ý trước đây rất phân chia về mặt chính trị và thế kỷ thứ 19, các đoàn quân của Napoléon áp đặt họ màu cờ mà họ nhìn thấy khắp nơi nhanh chóng trở thành màu tự do và sự thống nhất chính trị: nước Cộng Hòa Ý trung thành với lá cờ không thay đổi kể từ đó. NGA: Nước Nga và lá cờ tam tài nằm ngang màu trắng – xanh lơ – đỏ đã có trước năm 1917. Màu cờ nước Nga được chọn vào thế kỷ 19 nhằm mục đích hiện đại hóa biểu tượng của Nga hoàng thời đó. Ngoài ra màu trắng, xanh lơ, đỏ cũng được các dân tộc Slave khác lấy màu đỏ của nước mình như người Séc, slovac, Loven, Croatie, Serbie. MỸ: Lá cờ Mỹ điểm những ngôi sao ra đời vào năm tiếp theo sau Tuyên ngôn độc lập ngày 4/7/1776. Cả 13 vạch đỏ và trắng đại diện cho các thuộc địa nổi dậy chống thực dân Anh. Kể từ lúc sát nhập Alaska và Hawaii vào hàng tiểu bang, số ngôi sao lên đến 50 và điều đó đã chính thức làm thay đổi lá cờ lần sau cùng vào ngày 4/7/1960. ẤN ĐỘ: Đất nước rộng nhất và đông dân nhất sau Trung Quốc này đáp ứng sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo bằng một lá cờ 3 màu: cam – trắng – xanh lá cây nằm ngang; màu cam biểu tượng cho người Hồi Hindoa và màu xanh là người Hồi giáo, dãy màu trắng, được coi là biểu tượng mang lại hòa bình và sự hài hòa giữa các sắc tộc hình thành nên, được tô điểm bằng một bánh xe màu xanh lơ biểu hiện cho cuộc đời và sự hiểu biết. Cờ Ấn Độ được công nhận vào năm 1947, khi đất nước này thoát khỏi ách đô hộ thực dân Anh. Qua một số dẫn chứng kể trên, ta thấy các lá cờ thường chứa đựng thông điệp chính trị. Nhưng cũng có những lá cờ được gọi là “phi chính trị”, chỉ phản ánh đặc tính địa lý của một nước. Gabon, đất nước xích đạo của rừng rậm và sông ngòi, đã chọn được một lá cờ ba màu xanh lá cây – vàng – xanh lơ nằm ngang, trong đó màu vàng đánh dấu đường xích đạo. Còn cờ của Canada thì có hình lá cây thích, một loại cây mọc rất nhiều ở nước này. Có thể sự lựa chọn của nó nhằm hạ dịu những đam mê chính trị phát sinh từ những tranh cãi về ngôn ngữ. Để định hướng được dễ dàng người ta có thể phân biệt một số “họ hàng” qua các hình tượng và màu cờ giống nhau về các thể chính trị, văn hóa hoặc chỉ đơn thuần về mặt địa lý. Dấu chữ thập của vùng Bắc Âu. Màu đen, đỏ, trắng, xanh lá cây là màu người ta thường thấy trên hầu hết các lá cờ của các nước thuộc liên minh Ả Rập. Các nước theo chủ nghĩa liên Phi thì có các cơ sở chính trị với phong trào dành độc lập của các nước châu Phi. Màu cờ xanh lá cây, vàng, đỏ của phong trào này không có dưới 20 quốc gia thành viên. Vùng Trung Mỹ nhận biết qua màu cờ xanh lơ và trắng. Các nước thuộc châu Đại Dương thể hiện đặc tính xứ đảo của mình qua màu xanh lơ của cờ. Màu sắc đều mang ý nghĩa của riêng nó. Màu trắng cho hòa bình và sự thanh khiết, màu vàng của mặt trời hoặc uy quyền của vua chúa, màu xanh lá cây là hy vọng hoặc thiên đường trên trần gian, màu đỏ là màu của máu, màu xanh lơ biểu hiện bầu trời, là đại dương, màu đen là của tang tóc… Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu cách diễn đạt có thể thay đổi tùy theo dân tộc mà tín ngưỡng. Chẳng hạn không nên lẫn lộn giữa người công giáo Ireland, người dân sống ở các khu rừng thuộc nước Bờ Biển Ngà. Ireland và Bờ Biển Ngà có cùng màu cờ nhưng xếp ngược: xanh lá cây – trắng – cam của Ireland và cam – trắng – xanh lá cây của Bờ Biển Ngà. Cũng tương tự như vậy người ta phát hiện thấy có sự giống nhau giữa màu cờ Monaco và Indone-sia: màu đỏ và trắng nằm ngang. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com