03/06/2008 |
BÀN CHUYỆN HỌC HÀNH THI CỬ CỦA NGƯỜI XƯA
Con người có lẽ do trời phú ít bản năng nên phải tìm lấy dăm ba cái trong cuộc đời để học lấy mà “làm người”. Ấy vậy mà hay. Hay là hay ở chỗ “phải học” để tồn tại nên tuy duy cứ “động” mãi, trí tuệ ngày càng cao, xã hội ngày càng phát triển. Sự phát triển của xã hội phản ánh trình độ tư duy của con người, nói lên sự hưng vong của nền giáo dục quốc gia. Ngược lại, nhìn vào sự học của mỗi thế hệ thành viên có thể nhận thấy được tiền đồ dân tộc, có thể đoán định đất nước sẽ đi về đâu trong vài ba chục năm tới.Người Việt Thời trước, do ảnh hưởng của hơn ngàn năm Bắc thuộc nên nền giáo duc nước ta chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi văn hoá Trung Hoa. Mặc dầu các triều đại phong kiến Việt Ai cũng biết trong thực tế từ thới Hùng Vương, nước ta đã có nền giáo dục, nhưng dưới ách cai trị của phong kiến phương Bắc, chuyện học hành đã không còn cơ hội để tiếp tục thăng hoa. Mãi đến khi triều đình Trung Hoa cử Sĩ Nhiếp sang làm Thái thú quận Giao Chỉ thì dân ta mới có cơ may học hành đội chút. Việc dân ta tôn xưng Sĩ Nhiếp là “Nam bang học tổ” (ông tổ của việc học ở nước Nam) cũng đủ cho thấy cái tinh thần hiếu học của người Việt Nam cao ngất tự xưa rồi.Những người như Sĩ Nhiếp không có nhiều trong đám quan lại Trung Hoa cai trị đất nước ta thời Bắc thuộc, họ quan niệm người Việt học chữ Hán cốt để viết, đọc được đơn từ, khế ước, công văn,… quan trọng là để truyền bá những nguyên tắc luân lý thông thường nhằm cai trị dân ta theo thể chế phong kiến chư hầu. Nên sự học moat thời xem ra rất khó!Xã hội phong kiến, người học luôn được đề cao. Trong hệ thống giai tầng thời ấy, kẻ sĩ được xếp ở vị trí hàng đầu, như Nguyễn Công Trứ trong bài thơ “Kẻ sĩ” đã viết:“Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt, Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên. Có giang sơn thì sĩ đã có tên, từ Trong Ấu học ngũ ngôn thi – sách dạy cho học trò ngày xưa có câu “Di tử kim mãn doanh, hà như giáo nhất kinh”, nghĩa là để cho con đầy rương vàng, sao bằng dạy con một quyển sách. Theo cách hiểu của người xưa, sự học nhằm ba mục đích: học để biết cương thường đạo lý; học để làm quan; học để đọc được gia phả dòng họ và không bị người khác lừa gạt. Trong đó mục tiêu thứ hai thường được quan niệm rất rõ ràng, học hành là con đường tiến thân duy nhất. Không gì sai cả. Thời bấy giờ có thi mới có cử. Họ gắng sức học hành để đỗ đạt, mang tài kinh bang tế thế ngõ hầu làm tròn sứ mạng của kẻ sĩ đối với vua, với nước, để trở thành người có địa vị, được xã hội tôn vinh, làm rạng danh dòng tộc. Học để đi thi. Muốn thi đỗ phải “nấu sử sôi kinh”. Có khi năm mười năm mới có cuộc thi. Thi rớt lại vùi đầu học tiếp, học chừng nào thi đỗ mới thôi. Có người theo mãi đến già mới đỗ đạt thành danh như trường hợp Đoàn Tử Quang (1819 – 1925) đến 82 tuổi (1900) vẫn lều chỏng đi thi và đỗ Cử nhân (khoa này Phan Bội Châu đỗ đầu). Cũng có người thi năm lần bảy lượt chỉ đỗ có Tú tài như trường hợp Trần Tế Xương (1870 – 1907), để lại cho đời một sự thương cảm sâu sắc. “Thi không ăn ớt thế mà cay” vì đâu phải ông thiếu giỏi giang mà chỉ vì “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy” ác nghiệt! Người phụ nữ ngày xưa “lặn lội thân co” kiếm sống nuôi con và nuôi chồng ăn học chỉ cốt mong sao chồng đỗ đạt hiển vinh. Cái hình ảnh “võng anh đi trước, kiệu nàng theo sau” về làng vinh quy bái tổ đã trở thành động lực lớn lao khiến kẻ sĩ vượt qua bao nhiêu gian khó, gắng công học hành. Nhà thơ Nguyễn Bính đã nói hộ cảm xúc của người vợ hiền có chồng thi đỗ: “Một quan là sáu trăm đồng, Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi. Chồng em cỡi ngựa vinh quy,Hai bên có lính hầu đi dẹp đường. Đêm nay mới thật là đêm, Ai đem trăng giải lên trên vườn chè”. Đỗ đạt rồi ra làm quan giúp dân giúp nước là phương châm của kẻ sĩ bao đời. Cuộc sống không còn đói nghèo cơ cực vì đã có lộc vua ban. Báo hieu mẹ cha, tận trung với vua với nước, làm rạng rỡ tông môn, bù đắp những tháng ngày vợ hiền cơ cực. Kẻ sĩ ngày xưa khí khái lắm, dám dâng biểu đề nghị nhà vua xử trảm bảy nịnh thần, không được treo áo từ quan, về nhà dạy học. Một hình ảnh quá đẹp để hậu thế soi chung. Thi cử ngày xưa quy chế rất nghiêm ngặt. Ấy vậy mà cũng không tránh khỏi tình trạng gian lận. Trong lịch sử khoa cử Việt Nam có nhắc đến trường hợp năm 1750, vào thời chua Trịnh Doanh, các quan trường thi đã cho phép mỗi thí sinh nộp ba quan tiền để được dự thi Hương mà không cần qua khảo hạch nên đã tạo cơ hội cho những kẻ dốt nát nhưng giàu có dự thi làm xáo trộn cả trường thi; ngay cả Hồ Sĩ Dương đỗ giải Nguyên năm 1645 nhưng lại đi thi hội năm 1648 bị phát giác,… Với lối thi cử như vậy, người tài không thể đỗ đạt, những kẻ dốt nát có cơ hội làm quan để trở thành sâu dân mọt nước, vơ vét máu mủ của dân. Lịch sử rất công bằng khi không tiếc lời ca ngợi những hiền tài (kể cả những người vì lý do tế nhị mà không đỗ đạt), nhưng cũng lên án gay gắt những kẻ bán rẻ lương tri, phá hỏng cả kỷ cương, phép nước. Các vụ gian lận bị phát giác đã bị xử trị nghiêm minh. Trường hợp Hồ Sĩ Dương bị cắt mất học vị Hương cống và phải đi lính; vụ “sinh đồ ba quan” bị chúa Trịnh xử lý, các quan trường thi bị xử tội nặng, bắt thí sinh phải thi lại, và tất nhiên số thi rớt rất nhiều. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Có lẽ thời nào cũng vậy, nếu có quan niệm đúng đắn về sự học, tổ chức thi cử nghiêm minh sẽ tìm thấy được hiền tài, giúp ích cho quốc gia. Nền giáo dục nước ta hiện đang có lắm vấn đề, cần phải nhanh chóng cải tổ. Việc học hành, thi cử ngoài lợi ích cá nhân phải nhắm tới mục đích vì dân vì nước. Các nhà lãnh đạo giáo dục nước ta chắc đã phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Tiến sĩ Trần Thuận |
Cập nhật ( 14/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com