Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

BẠCH MAI CỔ THỤ (Nguyễn Thanh Lợi)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

BẠCH MAI CỔ THỤ

* Nguyễn Thanh Lợi

Hằng năm, vào giữa tiết lập xuân và tiết thanh minh (từ rằm tháng giêng đến rằm tháng hai âm lịch), cây bạch mai ở đình Phú Tự (xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre) lại nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng (đặc biệt, chỉ nở vào ban đêm). Cây bạch mai "cổ thụ" này là một trong ba cây bạch mai có tuổi thọ cao nhất nước, còn được mệnh danh là Cổ thụ mai, Thần mai, Danh mộc bạch mai…

Từ lúc có mặt ở mảnh đất Bến Tre, cây bạch mai đã sinh sôi, nảy nở, mọc thành bụi dày với khoảng 50 thân cây lớn nhỏ, cao 5 – 6m, trong đó có 16 thân cây lớn, đường kính từ 20 – 30cm. Các nhánh mai lớn đều vươn mình ra trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7 – 8m, tỏa thành một tán rộng, chiếm diện tích khoảng 250m2.

Họ nhà mai đều nở hoa vào tháng chạp và đầu tháng giêng, nhưng cây bạch mai này vì sao lại nở vào dịp rằm tháng giêng? Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa bạch mai cũng nở hoa vào dịp Tết âm lịch. Do bạch mai quý hiếm nên thường bị mọi người "hái lộc" trong ba ngày Tết. Ông từ giữ đình đã nhang khói cầu xin: "Thần Mai nếu linh thiêng, xin từ nay về sau hãy trổ bông vào rằm tháng giêng". Lời khấn nguyện ấy đã linh nghiệm, từ đó mọi người gọi cây bạch mai này là "Thần mai".

Theo sử liệu, ở Nam Bộ hiện còn ba cây bạch mai cổ thụ. Một cây bạch mai mọc sau chùa Giác Viên (161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11, TP Hồ Chí Minh) với cành lá sum suê, thân cao khoảng 6m. Cây bạch mai thứ hai ở chùa Cây Mai (Mai Sơn tự), ngôi chùa đã bị phá hủy từ cuối thế kỷ 19 khi Pháp chiếm Gia Định, trong "phòng tuyến các chùa" nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn qua các chùa Khải Tường, Hiển Trung, Kiểng Phước, Cây Mai. Địa điểm này vào năm 1940, Pháp giam giữ Đức kiều bị tình nghi. Trong chín năm kháng chiến, nhiều cán bộ hoạt động nội thành bị giặc Pháp bắt giam trong các hầm kín ở đây. Sang thời Mỹ, nơi này trở thành trung tâm đào tạo sĩ quan tình báo. Hiện nay, Lực lượng Kiểm soát quân sự TP Hồ Chí Minh (số 26 Hùng Vương, quận 11) đang trú đóng tại đây. Vào giữa thế kỷ trước, các tao nhân mặc khách của đất Gia Định thường đến đây để ngắm hoa xướng họa, lập ra Bạch Mai thi xã – một thi xã nổi tiếng ở miền nam với các nhà thơ Phan Văn Trị, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu, Nguyễn Thông… Trịnh Hoài Đức đã liệt chùa Cây Mai vào một trong ba mươi thắng cảnh của đất Gia Định (Cấn Trai thi tập). Trước năm 1952, con đường Nguyễn Trãi ngày nay – đoạn từ Ngô Quyền đến Nguyễn Thị Nhỏ – được đặt tên là Cây Mai để ghi dấu một danh thắng xưa của Sài Gòn, về sau đổi là đường Hartmann. Ngày nay, nơi đây vẫn còn cây bạch mai lịch sử và một ngôi miếu nhỏ được xây cất sau này.

Và cây bạch mai cổ thụ thứ ba chính là cây ở đình Phú Tự (Bến Tre). Đình Phú Tự dựng trên một gò đất cao nhất vùng, xưa kia gọi là Gò Xoài. Giữa thế kỷ 18, Gò Xoài thuộc thôn Phú Tự, tổng Tân An, châu Định Viễn, dinh Long Hồ, phủ Gia Định. Đến đời vua Minh Mạng, dân địa phương khi chọn đất để dựng đình Phú Tự đã chọn nơi đắc địa này, lại có sẵn cây bạch mai trồng từ lâu. Như vậy, cây bạch mai 300 tuổi có thể do lớp cư dân Việt đầu tiên đến khai hoang lập ấp tại Bến Tre trồng nên. Đầu thế kỷ 20, khi trùng tu lại, ngôi đình được đổi theo hướng đông nam nhìn ra sông Bến Tre nên cây bạch mai đứng vào giữa sân trước, bên cạnh đàn xã tắc như hiện nay, càng tôn thêm vẻ thanh nhã, trang nghiêm của ngôi đình.

Bạch mai "cổ thụ" ở Bến Tre là loại cây quý hiếm, nhiều người chiết đem về trồng nhưng cây ra hoa giống hoa của cây mù u, nhụy trên cứng, không giống hoa từ cây bạch mai mẹ. Điều này có lẽ cũng trùng hợp với nhận xét của Trịnh Hoài Đức về bạch mai: "Hoa này tự linh khí mà sinh ra, không thể đem đi trồng nơi khác được" (Gia Định thành thông chí).

Giữ gìn di sản của cha ông để lại, tại đình Phú Tự vào năm 1994, Bạch Mai thi hội đã được thành lập. Đúng vào dịp Nguyên tiêu năm Canh Thìn (19-2-2000) cũng là dịp kỷ niệm 300 năm châu Định Viễn và 100 năm thành lập tỉnh Bến Tre, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra những Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Phan Văn Trị, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Thị Định… Bạch Mai bi ký đã được dựng lên dưới gốc cây bạch mai. Hằng năm, cứ độ rằm tháng giêng, các bậc tao nhân mặc khách, bè bạn thơ văn vùng đồng bằng sông Cửu Long lại tề tựu bên cột bạch mai (được xem như một di tích lịch sử văn hóa của đất Bến Tre), uống rượu ngâm thơ, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã đi mở cõi về phương Nam.

                   Bạch Mai Phú Tự trăng Đồ Chiểu
             Sóng nước Hàm Luông gió Thịnh Đường
                                                          
(Bạch Hạc)                            

* Mai trắng còn gọi là bạch mai, có mấy loại chính như sau: bạch mai mù u, hoa có năm cánh trắng ngà hơi xanh. Loại bạch mai nhiều cánh có đến 12 cánh, trắng hơn bạch mai mù u. Bạch mai năm cánh to trắng, mịn màng rất đẹp. Hoa thanh mai trắng, dáng nhỏ nhắn. Bạch mai hoa chùm có hoa nở thành chùm đẹp lộng lẫy. Loại bạch mai lá trắng khi còn non lá trắng ngần, giống như những bông hoa tuyết nhỏ, khi về già ngả sang mầu xanh trắng tuyệt đẹp.

Cập nhật ( 29/12/2008 )

Related Posts

Hai gia đình đón nhận nhiều phần quà chúc mừng
Lưu trữ

Bạc Liêu: Bàn giao hai căn nhà tình thương tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
3 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh trao 50 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Xã An Phúc huyện Đông Hải trong niềm vui đón nhận cầu Phúc Lộc Thọ 1 (Cầu An Sinh số 6)

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
16 giờ trước
0
Lịch sử văn hoá

Bạc Liêu: [Video] An tịnh đêm hoa đăng

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
16 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
16 giờ trước
0
Next Post

ĐẠI BI QUÁN CHIỀU MƯA (Võ Minh)

VĨNH BIỆT TÁC GIẢ “ ÁNH ĐẠO VÀNG “ (ThS Bùi Hữu Dược)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: [Video] An tịnh đêm hoa đăng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tin vắn – Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh trao 50 phần quà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Bàn giao hai căn nhà tình thương tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Xã An Phúc huyện Đông Hải trong niềm vui đón nhận cầu Phúc Lộc Thọ 1 (Cầu An Sinh số 6)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

3 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

4 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 110
  • 524
  • 320.643

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN