Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

BẠCH MÃ TỰ (Thanh Trúc)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

BẠCH MÃ TỰ

* Thanh Trúc

Nếu Bắc Kinh nổi tiếng với các công trình kiến trúc hoành tráng và đường bệ nhất của phương Bắc, thì Lạc Dương thành (Hà Nam) lại gắn liền với công trình kiến trúc tôn giáo cổ, được xem như điểm khởi đầu cho sự phát triển của Phật giáo Trung Hoa – đó là Bạch Mã tự. Chùa Bạch Mã (còn gọi là Hồng Lô tự) tọa lạc tại phía Tây thành Lạc Dương thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu cho biết, chùa Bạch Mã được xây dựng vào khoảng năm 68 Tây lịch, thời gian trị vì của Minh Đế, hiệu Vĩnh Bình thứ 10, thời Hậu hán. Vào thời gian này Bạch Mã tự vốn là nơi chiêu đãi sứ thần các nước chư hầu của nhà Hán, chứ chưa phải là ngôi chùa Phật. “Tự” chính là nơi để các viên quan “hầu cận” vua khi cần đến.

         Sự ra đời và hình thành của Bạch Mã tự gắn liền với câu chuyện dưới triều vua Minh Đế (niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 nhà Hậu Hán, năm 25 -220 TL), Phật giáo bắt đầu tìm thấy sự tương đồng và dung hợp trong nếp sống văn hóa vốn có của lãnh thổ Trung Hoa dưới thời Hậu hán, đặc biệt là Minh đế rất sùng đạo. Minh Đế đã cử một sứ đoàn gồm 18 vị la hán đến Thiên Trúc để thỉnh hai Thiền sư người Ấn nổi tiếng lúc bất giờ là ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapama’tanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) đến Trung Hoa hoằng pháp. Hai ngài đã mang đến Trung Hoa bộ Kinh Tứ thập nhị chương và trú ngụ tại chùa Bạch Mã (Baimasi) để dịch.

          Đây được xem là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Hoa do vua Minh Đế xây dựng, ở phía Tây thành Lạc Dương để tiện cho việc hoằng dương Phật Pháp. Khi tiếp kiến Minh đế, Ca Diếp Ma Đằng đã dâng lên bộ Kinh Tứ thập nhị chương và tượng phật, giống như hình ảnh của tượng người vàng với hào quang tỏa sáng trong giấc mơ của Minh đế, khi được viên quan Thái thú của quận Lư Giang dâng tượng vàng được tìm thấy ở dưới đáy hồ Sào vào khoảng năm Vĩnh Bình thứ 11. Minh đế vui mừng cho là điềm lành. Người đã cho đem Kinh Tứ thập nhị chương bảo quản tại lầu Lan Đài, và cho xây ngôi chùa Phật nằm phía ngoài cửa Ưng môn của thành Lạc Dương, để cầu phước cho vương triều Đại Hán và cho bản thân.

          Và từ đây, phật giáo Trung Hoa bắt đầu có những bước phát triển nhanh chóng, từ mô thức kiến trúc cho đến sự phổ biến của kinh pháp trong đông đảo mọi tầng lớp dân chúng. Hàng loạt các chùa chiền mang tên Bạch mã được dựng lên ngay sau ngôi chùa chính được hoàn thành. Tên gọi Bạch Mã tự ra đời nhằm nhớ đến công lao của con ngựa trắng đã cõng kinh về đất Trung Hoa để từ đây tỏa sáng đến khắp nơi.

          Kiến trúc của Bạch Mã tự hiện nay vẫn còn khá hoàn chỉnh. Ngoại vi chùa là một vùng cỏ xanh rộng lớn, bao quanh là rất nhiều cây cối xanh biếc. Khoảng giữa có một con đường đá dẫn thẳng vào cổng chùa. Cổng chùa được thiết kế theo kiểu “Tam quan”. Ngay cửa chính có tấm biển lớn khắc ba chữ “Bạch Mã Tự”. Bên phải và bên trái cửa sơn môn có một cặp sư tử đá màu xanh đậm, xoay mặt vào nhau. Bạch Mã tự còn là nơi yên nghỉ của hai cao sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan.

          Bên trong chùa có bốn ngôi Phật điện và một đài các. Qua cửa chùa, tiến vào ngôi thứ nhất là điện Thiên vương. Bên trong điện có tượng của bốn vị Thiên vương với dòng chữ lớn là “Phong điều vũ thuận” (mưa thuận gió hòa). Ngôi thứ hai là điện đại Phật. Ở chính điện có tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hai bên tượng Phật là tượng của hai vị Tôn giả đại Ca Diếp và Tôn giả A Nan đứng hầu. Hai bên đông tây là tượng ngồi của Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Ngôi điện thứ ba là điện Đại Hùng. Ở đó có tòa an vị tượng đức Phật Thích Ca. Hai bên cạnh tượng được chạm khắc mười tám vị La-hán. Ngôi điện sau cùng là điện Tiếp Dẫn.

          Ở hậu viện có một ngôi đài các tên là Thanh Lương Đài, cao khoảng bốn trượng, chu vi hơn năm mươi trượng, đứng ở rìa phía Bắc của nội tự. Đây là nơi chứa kinh của chùa Bạch Mã. Ở giữa đài có Tỳ Lô Các lầu với tượng Phật Tỳ lô Giá Na và tượng Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Phía trước là một pho tượng Phật làm bằng ngọc do Miến Điện dâng. Ở vách phía tây có tượng Đạt Ma Sư Tổ đắp nổi. Ở mảng tường phía bắc có chạm khắc bộ kinh “Tứ thập nhị chương” trên đá.

          Đứng trước ngôi chùa cổ kính trang nghiêm ngàn năm tuổi, mang dấu ấn cho sự khởi phát của Phật giáo Trung Hoa, du khách không khỏi thán phục và tự hào. Dù trải qua bao cuộc binh biến của các thời kỳ, thế nhưng qua hàng ngàn năm, Bạch Mã tự vẫn đứng nguyên đấy, như chứng nhân của lịch sử và các giá trị của quá trình giao lưu văn hoá lâu dài giữa hai quốc gia vốn được xem là hai vùng văn hóa lớn của khu vực.

Cập nhật ( 14/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA LỄ HỘI OOC OM BOC (TS Trịnh Công Lý).

LỄ HỘI OK OM BOC (Phù Sa Lộc)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 1.559
  • 2.190
  • 199.529

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học