Theo truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ, cứ đến 15/6 âm lịch (theo lịch của đồng bào Khmer) các chùa Khmer tại Bạc Liêu lại Tổ chức lễ nhập hạ cho Chư Tăng để bước vào 3 tháng an cư. Khi ấy đồng bào Khmer cùng nhau mang những vật lễ và tứ vật dụng đến chùa dâng lên Chư Tăng.

An cư kiết hạ là mùa để Chư Tăng tĩnh tâm tu tập trau dồi đạo Pháp, trong suốt thời gian ba tháng không được ra khỏi nơi nhập hạ. Chính vì vậy vào ngày 14, 15 và 16 tháng 6 âm lịch, các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh lại tổ chức lễ nhập hạ mạng ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, đánh đấu thời gian chính thức nhập hạ của Chư Tăng. Trong thời gian Tổ chức lễ nhập hạ, đông đảo đồng bào Khmer tại Bạc Liêu đều mang tứ vật dụng đến chùa để dâng lên Chư Tăng dùng trong thời gian ba tháng hạ

Tại Bạc Liêu, do tình hình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên việc nhập hạ năm nay chỉ diễn ra trong nội bộ các tự viện, nhằm hạn chế việc tập trung đông người. Dù dịch bệnh nhưng bằng tình cảm vô cùng trân quý đối với đạo Phật, người dân vẫn không quên mang những tứ vật dụng dâng lên Chư Tăng nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn và chấp hành tốt các quy định trong thời gian dịch bệnh.

Trong tứ vật dụng dâng lên Chư Tăng bao gồm bốn loại đồ dùng nên còn được gọi là đồ dùng tứ sự hay tứ sự cúng dường, đó là: Lương thực, y áo, thuốc uống, và dụng cụ tọa thiền (gồm cả mùng màng).

Chư Tăng khi nhận tứ vật dụng sẽ làm lễ cầu an cho Phật tử cúng dường. Khi bắt đầu nhập hạ tứ vật dụng cúng dường được Chư Tăng sử dụng như phương tiện trợ duyên cho việc tu tập. Khi thọ dụng chơn chánh quán tưởng rằng: Thọ dụng y phục để ngăn ngừa nóng lạnh, gió sương muỗi mòng và rắn rít côn trùng đốt. Thọ vật thực để duy trì sức khỏe, tránh sự tổn thương để duy trì phạm hạnh. dụng liêu thất (bao gồm nơi ở, tọa cụ, mùng màng) ngăn ngừa nóng lạnh, gió sương sương, mưa nắng và nguy hiểm bên ngoài. Thọ dụng y phục dược để ngăn ngừa, chữa trị bệnh giúp thân thể hoàn toàn bình phục.

Việc cúng dường tứ vật dụng vừa thể hiện tình cảm thiêng liêng, sự tôn kính của Phật tử đối với Đức Phật và chư Tăng, gắn kết giữa đồng bào Khmer với đạo Phật. Bên cạnh đó còn thể hiện niềm tin về bình an trong gia đình, sự sung túc đủ đầy đối với từng vật dụng được dâng lên. Việc cúng dường tứ vật dụng cũng thể hiện một nét đẹp trong văn hóa của Phật giáo Việt Nam.

Thực hiện: TTTT PG Bạc Liêu