Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Bạc Liêu: Độc đáo ngôi Sala gỗ trên 100 năm tuổi tại chùa Buppharam (Cái Giá Chót)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 năm trước
in Lịch sử - văn hóa, Lịch sử văn hoá, Lưu trữ, Tin tức - Phật sự, Văn hoá phật giáo
A A
0

Sala bằng gỗ, kiểu nhà sàn truyền thống của người Khmer trong không gian tự viện Phật giáo Nam tông – nơi giảng đường để mỗi dịp lễ hội hoặc định kỳ thọ giới, Phật tử trở về lắng nghe chư Tăng thuyết pháp; cũng là nơi diễn ra lễ dâng tứ sự, trai tăng, cúng dường Tam Bảo. Tại chùa Buppharam (Cái Giá chót), ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, vẫn còn giữ được ngôi Sala bằng gỗ trên 100 năm tuổi, mặc dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu nhưng ngôi Sala vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng.

Quang cảnh ngôi Sala bằng gỗ

Kiến trúc Sala mang đậm dấu ấn của ngôi nhà sàn truyền thống – nét văn hóa độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Sở dĩ người Khmer hay xây nhà sàn để ở là do khi xưa người Khmer thường xây nhà ở trong rẫy, nơi họ canh tác sản xuất cũng như ở vùng đất đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thú dữ, rắn rết, một phần cũng để tránh lũ lụt, sau cùng vì nó hữu ích trong điều kiện làm ăn và phù hợp với thời tiết ở vùng đồng bằng sông Cửu Long xưa. Nhà thường có nền cao hơn mặt đất khoảng 1 đến 2m, cột chống bằng gỗ, tầng dưới dùng làm kho, nuôi gia cầm hoặc đơn giản là nơi để giăng võng ngủ trưa cho mát mẻ. Sàn được làm bằng cách ghép các thanh gỗ lại với nhau. Ngày nay, do quá trình phát triển các ngôi nhà Sala dần được xây dựng theo quy cách hiện đại – bê tông, cốt thép, không còn là ngôi Sala bằng gỗ như lúc ban đầu nữa, nhưng ở chùa Buppharam (Cái Giá chót) ấp Cái Giá xã Hưng Hội huyện Vĩnh Lợi, vẫn còn giữ lại ngôi Sala bằng gỗ có tuổi trên trăm năm.

Ngôi Sala gỗ này được xây dựng vào năm 1915 được xem là hạng mục xây dựng lâu nhất của ngôi chùa vẫn còn giữ nguyên cấu trúc thuở ban đầu. Sala được hai vợ chồng ông Lâm Ưm và bà Trương Thị Nganh đứng ra xây cất cúng dường. Với nguồn gỗ tốt từ Campuchia khá dồi dào và hệ thống đường sông ngòi thuận lợi, các thanh gỗ được đặt và vận chuyển từ nước bạn qua theo đường sông mất mấy tháng trời ròng rã với nhiều loại gỗ khác nhau như thao lao, căm xe, bên, gỗ gõ đỏ. Ngôi Sala có chiều ngang là 10 mét và chiều dài 21 mét. Mái lợp ngói vảy rồng đã mang nét rêu phong theo thời gian.

Ông Lâm Ưm và Bà Trương Thị Nganh

Nhìn từ phía cổng tam quan khi bước vào ngôi Sala hiện ra như một điểm nhấn giữa những công trình Phật giáo Nam tông Khmer một cách rất cổ kính và trang nghiêm. Nét kiến trúc cổ kính này càng tôn lên bề dày văn hóa của người Khmer xưa thông qua ngôi Sala cổ.

Phía dưới căn Sala được tận dụng để làm nhà ghe Ngo, một loại ghe được xem là biểu tượng văn hoá của người Khmer. Ở các góc cạnh mái chùa có treo các chuông gió, khi có những cơn gió nhẹ thổi qua nghe tiếng chuông ngân khiến lòng người cảm nhận sự thanh thản.

Ghe Ngo đặt ở phía dưới ngôi Sala

Các cột chống của chân Sala được đặt trên những khối xi măng hình chữ nhật, sàn Sala cũng được làm từ các ván gỗ ghép lại. Trên các đầu cột ở bốn góc Sala được trang trí hình tượng chim thần Krưd mình người đầu chim được các nghệ nhân xưa điêu khắc bằng gỗ với kỹ thuật chạm trổ khá tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cao về mặt nghệ thuật. Chim mang cơ thể người cân đối, đầu đội mũ nhọn mắt lồi, tay nâng bệ, chân có móng quặp xuống. Hình tượng này ở tư thế vươn lên đỡ lấy diềm mái, tạo sự chuyển tiếp giữa phương đứng của các cột và phương ngang của mái. Sala không có vách ngăn bốn mặt mà luôn rộng mở để đón gió, vì thế bên trong lúc nào cũng mát mẻ, tạo cho cảm giác rất thoải mái, an nhiên.

Hình tượng chim thần Krưd

Ngôi Sala gỗ gồm có 3 gian, gian giữa được bố trí một bệ thờ với ba bậc tam cấp thờ Phật Thích Ca quay mặt về hướng Đông để ban phước lành, gian bên tay trái bệ thờ được xây lên cao 1 bậc dùng để các sư sãi thuyết pháp mỗi khi cúng lễ, nơi diễn ra cúng tứ sự, trai tăng lớn nhỏ. Phật giáo Nam tông Khmer chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni, nên điện thờ được đặc biệt tôn trí tráng lệ và uy nghi hơn cả. Điện thờ với ba bậc tam cấp, cấp cao nhất thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cấp giữa và cuối là các hình tượng Phật đứng, ngồi và nằm. Từng tư thế như vậy đều mang một tầng ý nghĩa riêng: tượng Phật đứng tượng trưng việc Ngài ban phước, ngồi tượng trưng cho sự thiền định và nằm tượng trưng cho nhập Niết-bàn.

Không gian bên trong Sala

Một yếu tố nghệ thuật cũng đáng chú ý trong ngôi Sala chùa Buppharam là bức màn gió Rô Neng được làm bằng gỗ, người Việt gọi là cửa võng (tại các chùa miền Bắc) hoặc là bao lâm theo phương ngữ Nam bộ. Bức màn gió này có nhiều kiểu tương tự nghệ thuật trang trí và chạm trổ của người Việt. Rô Neng ở chùa Buppharam được nghệ nhân Khmer vẽ những cây hoa, cành, lá cách điệu nói lên tinh thần yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên của người Khmer. Sự có mặt của bức màn gió này góp phần làm cho quang cảnh chung của ngôi Sala trở nên gần gũi với Phật tử hơn.

Bức màn gió Rô Neng được làm bằng gỗ

Có thể nhận thấy Rô Neng là một yếu tố trang trí mới được du nhập vào nghệ thuật tạo hình Khmer ĐBSCL trong khoảng trên dưới 1 thế kỉ trở lại đây, vì Rô Neng không thấy có trong những ngôi chùa Khmer cổ kính có niên đại trên dưới hai hoặc ba thế kỷ. Do đó, sự có mặt của bức màn gió Rô Neng không phải do ngẫu nhiên mà có thể xem là kết quả của sự giao lưu văn hóa Việt – Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bệ thờ với ba bậc tam cấp thờ Phật Thích Ca

Theo TT. Tăng Sa Vong – trụ trì chùa Buppharam chia sẻ: “ Những năm 1940, Sala bị thực dân Pháp đốt nhưng nhờ người dân trong phum, sóc chữa kịp thời nên không bị cháy và không bị ảnh hưởng nhiều”. Thượng toạ cũng cho biết thêm: “Trải qua ba lần trùng tu lớn vào đời trụ trì trước 1 lần, 1 lần vào năm 2011 và 1 lần vào năm 2012, gần đây nhất là năm 2021 chỉ thay đòn tay với ván mục, còn lại vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu”. Mỗi năm Sala được tra dầu một lần để bảo quản gỗ được tốt hơn, chống được mối mọt.

Thượng toạ Tăng Sa Vông – Trụ trì chùa Buppharam (Cái Giá Chót)

Trong thời gian nhiều năm trở lại đây, do ngôi Sala gỗ không thể có đủ không gian để Phật tử tham gia mỗi khi có lễ hội lớn, nên Thượng toạ Trụ trì đã cho xây mở rộng Sala bằng bê tông cốt thép, mặc dù xây liền kề mở rộng không gian nhưng không ảnh hưởng gì đến kết cấu ban đầu của ngôi Sala gỗ.

Ngôi Sala mở rộng được xây bằng bê tông cốt thép

Trải qua bao thời gian, hiện còn rất ít Sala bằng gỗ ở các chùa Khmer Nam tông, thay vào đó là các Sala được xây bằng bê tông cốt thép hoặc chỉ là phục dựng lại phục vụ cho nhu cầu tham quan của Phật tử và khách du lịch. Phần vì gỗ rừng khan hiếm, phần ảnh hưởng bởi sự thuận tiện của kiến trúc hiện đại và phần do mai một, không còn những nghệ nhân làm nhà sàn gỗ dẫn đến kinh nghiệm bị mất dần. Do đó, việc gìn giữ, bảo tồn một số loại hình kiến trúc Sala cổ như Sala tại chùa Buppharam cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, của các nhà chuyên môn và sẽ góp phần vô cùng quan trọng trong bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống của các chùa trong tỉnh.

Một số hình ảnh của ngôi sala:

Thực hiện: TTTT PG Bạc Liêu

Tags: #TRUYỀN THÔNG BẠC LIÊU#Truyền Thông Phật Giáo Bạc Liêu2022chua chotphat giao bac lieusala

Related Posts

sdfcas

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

3 ngày trước
0
Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

4 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

4 ngày trước
0
Phật tử lắng nghe thuyết giảng

Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

6 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

6 ngày trước
0
Quang cảnh khóa tu

Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

6 ngày trước
0
Next Post

Bạc Liêu: Chùa Buppharam họp triển khai kế hoạch tổ chức Chol Chnam Thmay và đua ghe Ngo mini

Khởi công cây cầu thứ hai tại ấp Cây Giang, xã Long Điền

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo Thành phố Bạc Liêu khởi công xây dựng 2 cây cầu nông thôn tại huyện Đông Hải

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghịch nghĩa – Phép tu từ (TS Nguyễn Thế Truyền)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Kỳ thi học kỳ I năm học 2022-2023 tại Trường Trung cấp Phật học Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 8
  • 505
  • 2.124
  • 193.810

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học