Sáng ngày 21/6/2023 (04/5/Quý Mão), Ngày thứ hai Khóa Bồi dưỡng Kiến thức Trụ trì năm 2023, Chư tôn đưc Tăng Ni được học chuyên đề về “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, do Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tôn giáo và Tín ngưỡng Việt Nam thực hiện trong thời gian 2 ngày, 21-22/6/2023 (04-05/5/Quý Mão).
Thay mặt Ban tổ chức, TT. Thích Giác Nghi đã có lời phát biểu chào mừng Ban giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Bảo tồn Văn hóa Tôn giáo và Tín ngưỡng Việt Nam. Phật giáo Bạc Liêu đã vinh dự tiếp đón đoàn và sẽ có những nội dung quan trọng thuyết trình cho Tăng Ni về bảo tồn-phát huy di sản văn hoá Phật giáo. Đây là công việc rất cần thiết học tập nghiên cứu cho Tăng ni mà hai đề án còn lại Kiến trúc và Di sản do Ban văn hoá Trung ương đang thực hiện. Một ý nghĩa cao cả nữa là Tăng Ni Phật giáo Việt Nam nhận thức được giá trị cao quý chính ở Trong Tăng Ni để đồng bộ nâng tầm Phật giáo Việt Nam lên tầm quốc gia và quốc tế.
Trong buổi khai giảng chuyên đề hôm nay Ban tổ chức đã trân trọng đón tiếp Ông Nguyễn Thanh Xuân – Giám đốc Trung tâm (nguyên Phó Ban Tôn giáo chính phủ); ĐĐ. Thích Minh Thịnh – Phó Giám đốc Trung tâm; và Ban Giảng huấn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hoan – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, GS.TS. Trần Tấn Anh – Chuyên gia về UNESCO Việt Nam.
Lãnh đạo địa phương có Bà Trần Thị Lan Phương – Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, và quý lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh, Ban Dân tộc-Tôn giáo tỉnh cùng tham dự. Trân trọng cảm ơn quý lãnh đạo.
Thượng toạ cũng mong rằng qua đây chư vị Trụ trì, chư hành giả an cư nhận thấy tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam, học tập và nghiên cứu thật tốt. Đây cũng là việc làm vô cùng thiết thực để góp phần lan toả 4 đề án: Di sản – Kiến trúc – Ngôn ngữ – Pháp phục của Ban Văn hóa trung ương đã đề ra.
Ông Nguyễn Thanh Xuân khái quát thực trạng công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tôn giáo tín ngưỡng thời gian qua, dù gặt hái được những thành quả đáng trân trọng, song cùng với quá trình phát triển của đất nước vẫn thiếu đi sự thống nhất trong công tác quản lý, phương cách bảo vệ tôn tạo các giá trị di sản văn hóa ở một số nơi còn chưa phổ biến… ông tin tưởng rằng khóa bồi dưỡng sẽ là dịp để các học viên tham dự bồi đắp thêm những hiểu biết mới, bổ sung thêm kiến thức nhằm phục vụ có hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa Phật giáo.
Ngay sau lễ khai mạc, ThS. Nguyễn Thị Thu Hoan trình bày chuyên đề “Bảo tồn, phát huy Di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam”. Bài báo cáo đi từ thực trạng khảo sát các cơ sở tự viện Phật giáo tiêu biểu tại Việt Nam, đến những nhận định về công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản văn hóa Phật giáo, những thách thức và phương pháp tiếp cận tại Việt Nam hiện nay; qua đó đề xuất một số giải pháp khả thi để chư vị Trụ trì, chư Tôn đức Tăng Ni thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của mình tại các tự viện, linh hoạt ứng dụng các giải pháp phù hợp để cùng thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy và lưu truyền các giá trị di sản văn hóa Phật giáo bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể.
Sau đây xin giới thiệu hình ảnh ghi nhận:
Thực hiện: TT-TT PG Bạc Liêu.