Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Ảnh hưởng của Phật giáo trong quan điểm của nữ sử Đạm Phương về bổn phận người con đối với cha mẹ

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
8 tháng trước
in Lịch sử - văn hóa, Lịch sử văn hoá, Lưu trữ, Tin tức - Phật sự
A A
0

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG QUAN ĐIỂM CỦA NỮ SỬ

ĐẠM  PHƯƠNG VỂ BỔN PHẬN NGƯỜI CON ĐỐI VỚI CHA MẸ

Trích từ Tạp chí Văn hoá Phật giáo, Số 390, ngày 01/6/2022.

Hình ảnh minh họa

1. Tóm tắt Tiểu sử nữ sử Đạm Phương[1]

Nữ sử Đạm Phương (1881-1947), thứ nữ của Hoằng Hóa Quận vương – con trai thứ 66 của vua Minh Mạng, đồng thời là mẹ của nhà văn Nguyễn Hải Triều và bà nội của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nữ sử là người phụ nữ tài hoa, viết văn, làm báo, nhà giáo dục, nhà hoạt động tiên phong trong các công tác xã hội. Bà đã có rất nhiều đóng góp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Với nữ sử, tâm tính là điều kiện tiên quyết, là nền tảng, học thức là cái bổ trợ vào đó, làm cho sự giáo dục được trở nên hoàn thiện hơn. Với truyền thống gia đình của chồng theo Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của nữ sử trong giáo dục gia đình.

2. Về bổn phận của bậc làm cha mẹ

Về trách nhiệm, bổn phận của bậc làm cha mẹ, ở điều thứ 05 nữ sử viết: Biết cách nuôi con: Sinh con là nhờ lẽ tự nhiên của tạo hóa không tự sức mình ưng muốn là đặng, duy cái công nuôi dạy mới thực sự mình ưng muốn làm sao thì đặng làm vậy; cách nuôi trẻ con, giữ gìn lúc ăn uống, khi đau đớn, khôn lớn khuyên bảo học hành, luyện tập tính tình, gây dựng nên nòi giống tốt, thay đổi một phần trọng yếu cho đàn ông.

Đối với điều này, kinh Thiện Sanh dạy, cha mẹ phải lấy 05 điều để chăm sóc con cái:

– Ngăn chặn con đường để làm việc ác

– Chỉ bày những điều ngay lành

– Thương yêu đến tận xương tủy

– Chọn nơi hôn phối tốt đẹp

– Tùy nơi cung cấp để cần dùng[2]

3. Bổn phận của người con đối với cha mẹ

Nữ sử đã vận dụng cả quan điểm của phương Tây lẫn phương Đông để nói: Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Cách ngôn phương Tây: “Người ta mà không hiếu thảo với cha mẹ dầu hết lòng với người khác cũng vô ích”. Người con cũng phải có 05 điều đối với cha mẹ:

– Cung phụng không để thiếu thốn.

– Muốn làm gì thưa cha mẹ biết.

– Không trái điều cha mẹ làm.

– Không trái điều cha mẹ dạy.

– Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm[3]

Cây có cội, nước có nguồn, con người sinh ra nhờ có cha mẹ, nâng niu, uốn nắn mới được lưng dài vai rộng, vì vậy phải hiếu thảo với cha mẹ. Người dâu phải coi mẹ chồng như mẹ mình, phải chăm sóc cho cha mẹ, khi tuổi già sức yếu.

4. Kết luận

Hơn 70 năm trôi qua kể từ ngày nữ sử lìa khỏi nhân gian, chừng ấy thời gian có thể khiến con người quên đi nhiều thứ, nhưng những đóng góp của nữ sử đối với quê hương đất nước, đối với sự nghiệp giáo dục con người vẫn còn được lưu giữ. Một nhà giáo dục phụ nữ, nhà văn hóa, giáo dục nhi đồng, giáo dục gia đình và hơn hết là một Phật tử chơn chánh của Phật giáo. Chính nhờ việc thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo đã giúp Bà có những phương thức giáo dục gia đình một cách minh triết, sáng suốt. Mỗi gia đình là một tế bào nhỏ xây dựng nên một xã hội lớn, gia đình tốt đẹp sẽ kiến tạo nên những mẫu nhân cách chuẩn mực, hoàn thiện nhân cách. Đồng thời, kiến thiết một xã hội thuần lương, đạo đức và phát triển bền vững.

Nguồn: Trích bài viết “Ảnh hưởng của Phật giáo trong quan điểm về cách giáo dục gia đình của nữ sữ Đạm Phương” – SC. Thích Nữ Hiền Nguyện[4], trong Tạp chí Văn hoá Phật giáo, Số 390, ngày 01/6/2022. Tr.52 – 57.


[1] Nữ sử: Theo bà Đạm Phương giải thích: “nữ sử” là người đàn bà có học kinh sử, còn nữ sĩ là người học trò con gái, là lời tự khiêm nhường mà thôi, (chữ nữ sử không viết hoa)”.

[2] Chùa Hàn Sơn (2016), Lời Phật dạy về đạo làm người (kinh Thiện Sanh), https://chuahanson.com/phat-giao-va-doi-song/loi-phat-day-ve-dao-lam-nguoi-

kinh-thien-sanh-109.html  Truy cập12/03/2022.

[3] Chùa Hàn Sơn (2016), Lời Phật dạy về đạo làm người (kinh Thiện Sanh), https://chuahanson.com/phat-giao-va-doi-song/loi-phat-day-ve-dao-lam-nguoi-

kinh-thien-sanh-109.html  Truy cập12/03/2022.

[4] Thích Nữ Hiền Nguyện, Học viên Cao học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.

Related Posts

Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

1 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

1 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

2 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

2 ngày trước
0
sdfcas

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

5 ngày trước
0
Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

6 ngày trước
0
Next Post
TT. Thích Phước Chí trao Quyết định Bổ nhiệm Trụ trì cho NS. Thích Nữ Nghĩa Thoại

Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và Vu lan ấm áp tại chùa Long Quang

Bạc Liêu: Trang trọng Lễ Mừng thọ Lục tuần Thượng tọa Tăng Sa Vong tại chùa Buppharam (Cái Giá Chót)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 1.261
  • 2.190
  • 199.231

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học