Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Ấn tượng sáng trăng – Cảm nghỉ của một người ờ xa

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

03/06/2008

ẤN TƯỢNG SÁNG TRĂNG – CẢM NGHĨ CỦA MỘT NGƯỜI Ở XA

Đến Bạc Liêu, gần cuối miền đất nước, tôi hân hạnh đặt chân đến sân chùa Vĩnh Đức. Những bước đầu tiên dưới ánh sáng của con trăng mười sáu gây trong tôi một ấn tượng khó quên. Chúng tôi đến đây để nghe kể về cuộc đời của Sư Nguyệt Chiếu mà sự nghiệp ngẫu nhiên “sáng như ánh trăng” vằng vặc đêm nay, đúng như Phap tự đã đặt.

        Sáng hôm sau chúng tôi đi vào chương trình Hội thảo “Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam Bộ.” Ngồi nghe say mê nhiều tham luận suốt một ngày làm bật dậy trong tôi nhiều sự bất ngờ thú vị. Một trong những bất ngờ ấy đối với tôi là ông là một nhà sư! Là Phật tử, nhưng tôi phải thú nhận rằng tôi chưa được hiểu gì về âm nhạc của nhà chùa và về cuộc đời âm nhạc của các vị sư. Âm nhạc, đối với đa số là sản phẩm của người đời, của thế tục, cách ly với mái chùa. Có biết đâu chính nhờ Hội thảo lần nầy tôi mới “ngộ” ra gia tài qúi báu của đạo Phật là âm nhạc. Sư Nguyệt Chiếu lại là ánh trăng âm nhạc tỏa ra ánh sáng đến các thế hệ nhạc lễ, đờn ca tài tử, và cải lương ở Bạc Liêu. Việc làm nầy thường là của một nghệ sĩ nào đó. Không, ông là một nhà sư.

        Đây có lẽ còn là một sự kiện chưa bao giờ có ở vùng xa xôi nầy. Những nhà khoa học xã hội, tăng ni, cư sĩ, báo chí, truyền thanh truyền hình, Phật tử địa phương, và thậm chí người bình thường như tôi, ngồi nghe và ghi nhận trong cảm xúc nồng nàn. Tôi hăm hở được một lần đến quê hương của bản Dạ cổ hoài lang để tìm hiểu thêm về vùng đất nầy, sao mà người ta trân trọng vốn quí âm nhạc và vinh danh những bậc tiền bối đến thế! Mọi người nghiêm túc lắng nghe. Mặc dù chưa bao giờ là chứng nhân, tôi theo dõi tiến trình âm nhạc của một nhà sư đáng tôn kính nầy với niềm tự hào về đóng góp của Ngài cho sự nghiệp ứng phú và nhạc lễ.

        Hơn thế nữa, nhiều bài tham luận còn đào sâu về hành trạng và hoạt động của Ngài. Sau đề dẫn hội thảo của Đại đức Tiến sĩ Thích Phước Chí, ông Trần Phước Thuận đã báo cáo rất sinh động với nhiều chi tiết  mới lạ chưa bao giờ được tiết lộ về cuộc đời và sự nghiệp của Sư Nguyệt Chiếu trong việc truyền bá nhạc lễ, đờn ca tài tử và cải lương. Tiếp theo là những ý kiến tham luận của Nghệ sĩ Tiến sĩ Bạch Tuyết, Tiến sĩ Trần Diễm Thúy, Cư sĩ Quảng Thiệt, Tiến sĩ Trần Thuận, Đại đức Thích Huệ Thuận, Ông La Thanh Việt, Thạc sĩ Lâm Thành Đắc… đã phân tích và đánh giá rất xác thực về công lao của ngài. Một số bài tham luận khác của Giáo sư Trần Văn Khê, Giáo sư Mạc Đường, Thượng tọa Thích Chánh Đức, Thượng tọa Thích Lệ Trang, Tiến sĩ Trần Hồng Liên, Đại đức Tiến sĩ Thích Huệ Khai, Nhà khảo cứu Trương Ngọc Tường, Tiến sĩ Nguyễn Thành Đức… còn đào sâu trong bối cảnh văn hóa của đất nước, quá trình hình thành và phát triển của nhạc lễ cổ truyền và nhiều vấn đề có liên quan đến phần chuyên môn của nhạc lễ. Nổi bật nhất là phát biểu của ông Quảng Trọng Ninh, ông đã thay mặt Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đánh giá công lao của Sư Nguyệt Chiếu, nêu ra những việc cần làm đối với việc bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể trong đó có những sản phẩm tinh thần rất quí báu của Sư Nguyệt Chiếu hiện còn lưu lại ở chùa Vĩnh Đức, ông còn chỉ ra nhiệm vụ của Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu và các ban ngành hữu quan như Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Khoa học Lịch sử, Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu sau kết luận của hội thảo. 

        Đặc biệt gây ấn tượng mạnh me trong hội thảo là sự có mặt của Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong (Viện đại học Kent, Hoa Kỳ). Ông là người Việt duy nhất nhận được hai danh hiệu cao qúi của hai chính phủ là “Vinh Danh Nước Việt” (Việt Nam) và “Di Sản Quốc Gia” (Hoa Kỳ). Cũng vừa là một trong hai người Việt Nam có tên trong Từ điển danh nhân âm nhạc thế giới. Trở về từ bên ngoài, ông đưa cái nhìn từ thế giới về đồng bằng Nam Bộ và linh động phát biểu rằng “âm nhạc Phật giáo Việt Nam cũng như ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có một bản sắc và tầm cở cao nhất so với nhiều truyền thống tôn giáo lớn khác trên thế giới.” Xuất phát từ nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ được xếp hạng “Tối danh dự” của Học viện Sorbonne (1982, Paris) với đề tài “Âm nhạc Phật giáo Việt Nam và Đông Á” ông được xem thuộc giới thẩm quyền âm nhạc quốc tế. Cũng là một nghệ sĩ từng biểu diễn hằng trăm buổi hòa nhạc quốc tế, ông minh họa hết sức trực quan và sinh động bằng cách “hát” cho cả cử tọa nghe nhiều thể nhạc Phật giáo và tài tử Nam Bộ. Tại hội thảo ngoài báo cáo tham luận rất có ý nghĩa, ông còn hát cho cho đại biểu nghe bài Ba Nha Tử Kỳ qua điệu Lưu thủy trường, bản đứng đầu của hai mươi bản Tổ.

        Sau giờ thảo luận tới phần kết luận, ngồi nghe Hòa thượng Thích Huệ Hà, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu, cũng vừa là Trưởng ban Tổ chưc hội thảo thay mặt Đòan Chủ tọa đọc Kết luận hội thảo, thật là một kết luận vừa đầy đủ vừa sâu sắc, nói lên được công hạnh của một thiền sư, đánh giá được công lao của một nghệ nhân tiền bối – một nhân vật lịch sử văn hóa tỉnh nhà đã tốn nhiều công sức để cùng Nhạc Khị xây dựng phong trào đàn ca tài tử, hiệu đính và hệ thống các bản bắc lớn để làm nền tảng cho nhạc lễ cổ truyền ngay từ những tháng năm đầu thế kỷ XX. Bản kết luận đã nêu ra những dẫn chứng thật xác thực và những kiến nghị  phù hợp với thực tế khách quan, phù hợp với những yêu cầu về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, nhất là các loại hình văn hóa phi vật thể. Tôi không ngờ một địa phương xa xôi ở gần cuối miền đất nước này lại có một hội thảo quan trọng đến thế và nghỉ rằng sau hội thảo này sẽ có một kết quả cô cùng tốt đẹp, không những tốt đẹp cho Phật giáo mà còn nâng cao về giá trị văn hóa của tỉnh Bạc Liêu.

        Một điều không quên nhắc nhở là trong Hội thảo chúng tôi còn được nghe lời ca thật truyền cảm nhẹ nhàng của cô Minh Nguyệt, ái nữ của nhạc sĩ Trần Tấn Hưng, cô đã minh họa thật đặc sắc một số bản bắc lớn do ban nhạc lễ hòa tấu. Trong giờ nghỉ trưa còn có dịp thưởng thức các món chay do chính tay một vị sư nấu, món ăn tuy đơn sơ nhưng hương vị rất đậm đà, nhất là trong buổi chiều có một số món ăn khác lại càng đậm đà hương vị Bạc Liêu.

       Hội thảo vừa tàn, chúng tôi ra về, ánh trăng vừa lên. Ánh trăng tỏa chiếu khắp nơi để tưởng nhớ công ơn một người đã đem lại những thanh âm tuyệt vời cho thế gian – người đó là Sư Nguyệt Chiếu – một cây đại thụ của nhạc lễ cổ truyền Nam bộ, một nghệ nhân tiền bối đã âm thầm mở lối cho bản Vọng cổ, một bản nòng cốt của kịch bản Cải lương ra đời, ông đã chính là người có công tạo điều kiện cho sân khấu Cải lương phong phú thêm phần nghệ thuật.

                                                                      Phan Tôn Tịnh Hải
                                                                  Thành phố Hồ Chí Minh

Cập nhật ( 05/06/2008 )

Related Posts

fgd

Bạc Liêu: Phật giáo huyện Phước Long thành tựu xây dựng Tôn tượng Quán Thế Âm Bồ tát tại Trụ sở Ban Trị sự

1 tuần trước
0
Quang cảnh buổi họp mặt

Bạc Liêu: Phật giáo tỉnh hoan hỷ họp mặt Mừng Xuân Di Lặc 2023

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Dâng hương ước nguyện đầu năm

2 tuần trước
0
Sắc Xuân nơi cửa thiền

Bạc Liêu: Lắng nghe mùa Xuân về nơi thiền môn thanh tịnh

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Chùa Hoà Bình cũ rực rỡ đèn hoa trong Lễ Khánh thành Tháp Xá lợi Phật và Hồ sen Biểu tượng Dòng sông Ni Liên

3 tuần trước
0
ll

Bạc Liêu: Hội thảo “Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu”

2 tháng trước
0
Next Post

TẬP SÁCH CÓ NHIỀU TÀI LIỆU GIÁ TRỊ

NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẦY SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI VIỆT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lễ rằm tháng giêng (Thích Giác Tâm)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vãn cảnh chùa ngày xuân

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

2 tháng trước
0
Chưa được phân loại

Chùa Long Phước thông báo Khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 210

3 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 208

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 207

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo tổ chức Đêm Trung thu và trao 600 phần quà cho các cháu thiếu nhi

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan PL.2566 – DL.2022

6 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

02/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
11/1
2
12
3
13
4
14
5
15
6
16
7
17
8
18
9
19
10
20
11
21
12
22
13
23
14
24
15
25
16
26
17
27
18
28
19
29
20
1/2
21
2
22
3
23
4
24
5
25
6
26
7
27
8
28
9
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 2.488
  • 3.422
  • 56.362

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Ngân hàng Vietcombank CN Bạc Liêu
  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu - Số tài khoản: 9999698898 - Sđt: 0983 891 191 (TT.Thích Giác Nghi)
  • Tên tài khoản: Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu - Số tài khoản: 1943883891

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học