ÂM NHẠC TRONG DU LỊCH * GSTS Trần Văn Khê Từ 10 năm nay, có rất nhiều công ty du lịch đã tìm tôi và yêu cầu tôi cố vấn về loại nhạc nào phài dùng, dùng cách nào để giúp cho du lịch được phát triển. Mặc dầu tôi chỉ là một nhà nghiên cứu và giáo dục về âm nhạc, nhưng vì thấy việc đem âm nhạc vào du lịch cũng là một vấn đề quan trọng, nên tùy công việc, tôi đã có những góp ý khác nhau. Hôm nay, tôi muốn tổng kết tất cả những suy tư và gợi ý của tôi về vấn đề trên. Muốn phục vụ một người du khách cho toàn diện, thì phải đi theo người du khách đó từ nước của họ đến nước của ta. Như vậy thì âm nhạc dân tộc phải được dùng như thế nào: trên máy bay, tại phi trường, trong xe tắc xi, trong khách sạn, trong nhà hàng, trong những tụ điểm nghệ thuật. 1.Trên máy bay Trong cuộc đời, tôi may mắn đi được nhiều chuyến bay, do nhiều công ty khác nhau và cũng có được nghe những loại nhạc khác nhau. Đa số các máy bay đều dùng loại nhạc nhẹ chớ không dùng nhạc kích động khi khách vừa lên máy bay đến khi máy bay cất cánh, nhưng bay giờ thì thường không để nhạc gì cả Có một lần, năm 1963, tôi lên máy bay Air Tôi không ngờ rằng, bức thư đó đã được ông Tổng Giám Đốc của Hãng Air Qua đó, chúng ta khi tiếp khách trên một phi cơ của hàng không Việt Nam, thì chiếc áo dài Việt Nam thướt tha, một món ăn đặc sản Việt Nam, nếu có được một chiếc đàn bầu hay đàn tranh độc tấu thì có thể tạo cho du khách một không gian Việt Nam mà họ không tìm thấy trên máy bay của một nước nào khác. Tôi đã đi nhiều lần trên máy bay của Việt Nam, ngày nay, mỗi người có một ống nghe riêng và được quyền chọn lựa loại nhạc nào mình thích để nghe. Lần nào tôi cũng tìm chương trình âm nhac Việt Nam, tôi đặt mình vào địa vị của một người du khách nước ngoài, tò mò muốn tiếp cận với âm nhac Việt Nam thì tôi rất thất vọng vì những băng nhạc đưa ra, có một vài câu hò miền Trung hay miền Nam , một vài bài ca hay những bản hòa đàn dân tộc, ngoài ra toàn là những ca khúc mới và những bản nhạc nhẹ, những loại thanh nhạc dầu hay đến đâu mà lời ca người ngoại quốc không hiểu thì họ không thể thưởng thức một cách trọn vẹn. Nếu để nhiều bản nhạc do dàn nhạc hòa tấu rần rộ, ồ ạt, thì người ngoại quốc không thấy được màu âm của nhạc khí đặt biệt. Vì thế, tôi nghĩ đến việc đưa ra những cây đàn độc tấu, thì tiếng đàn bầu, đàn tranh, sáo trúc, kể cả nhạc khí của đồng bào thiểu số như đàn T’ rưng, đàn Klongput hay sáo Hmông củng có thể hấp dẫn được du khách nước ngoài. Thỉnh thoảng một vài câu hò, điệu lý, ca huế, ca trù, một vài bản hợp tấu, nhất là những bài trống Việt 2. Tại Phi Trường Trong các phòng đợi hay những nơi gửi hành lý, ngày nay ích nơi để âm nhạc cho hành khách nghe. Tôi không bàn đến việc nên hay không nên để âm nhạc, nhưng nếu càn để âm nhạc thì những điểm tôi đã nêu ở trên vẫn có thể áp dụng. Nhưng có một điểm nên nhớ không bao giờ để tiếng nhạc quá to. Năm 1987, tôi được mời sang Trung Quốc. khi đến phi trường, trong khi chờ đợi hải quan xét giấy tờ và hành lý, tôi được nghe một đoạn Kinh kịch, không to lắm đến át tai mình, cũng không nhỏ lắm đến nỗi mình không thể nghe rõ tiếng đàn tiếng hát, nhưng trong lòng thấy rất vui, chẳng biết ngày nay Bắc Kinh còn làm như thế hay không? Nhưng theo tôi nghĩ, một điệu nhạc âm ái, dịu dàng có thể giúp cho khách du lịch không sốt ruột khi chờ đợi, nhưng tôi nói đây cụng có một phần chủ quan là tôi vừa yêu âm nhạc, vừa biết âm nhạc cổ điễn Trung Quốc nên mới thưởng thức như vậy. 3.Trong xe tắc xi Con đường đi phi trường đến khách sạn là lúc người du khách cần được yên tĩnh sau một chuyến đi dài, nên việc để âm nhạc trong xe tắc xi không quan trọng lắm, thường thì tắc xi không để nhạc, chỉ có điện thoại liên hệ giữa tổng đài công ty và người lái xe, không nên để cho sự đối thoại đó to quá. 4.Trong khách sạn Người du khách có 3 nơi tiếp cận với âm nhạc đ khách sạn phát ra: khu tiếp tân – phòng riêng, nơi ăn điểm tâm. Thường thì các khách sạn hay để nhạc nhẹ của Châu Âu, điều đó rất đúng, nhưng nếu chúng ta khéo lựa loại nhạc dân tộc Việt Nam, phát lên đừng quá lâu, cũng đừng quá to và không làm cho khách quá ngạc nhiên, mà có dịp cho vào tiềm thức của người đến thăm Việt Nam có một khái niệm về âm nhạc dân tộc. người ta đến Việt Chẳng hạn, chúng ta không thể phát lên một trích đoạn hát bội; nhạc lễ trong những buổi tế thần hay trong một đám tang; 6 câu vọng cổ có tiếng ca mà du khách không hiểu lời…Nếu như có một tiếng sáo vi vu; một tiếng đàn bầu nũng nịu; một tiếng đàn tranh trong sáng; một tiếng đàn nguyệt hay đàn đáy chững chạc, gân guốc có lẽ là phù hợp nhất. Có vài khách sạn để cho đài phát thanh phát liên tục tại phòng riêng, theo ý tôi thì nên để cho khách có quyền tự chọn loại nhạc nào họ muốn nghe. Tại nơi điểm tâm, các khách sạn sang trọng thường để một nữ nhạc công đánh đàn piano hoặc một vài cây đàn viô-long phương Tây. Điểm đó rất phù hợp với du khách nào đi từ phương Tây tới, nhưng thoe ý tôi, người du khách thường muốn khám phá những chuyện mới lạ mà loại nhạc đó lại quá quen thuộc với họ. Có một khách sạn thay vì thuê nhạc công đàn viano thì sắp đặt một nữ nhạc công Việt Nam mặc áo dài ngồi đàn tranh, kinh nghiệm cho thấy, hôm nào cũng có một vài du khách tới nhìn cây đàn, có khi hỏi một vài câu vê nhạc khí và âm nhạc Việt Nam. 5.Trong nhà hàng Du khách đến nhà hàng mục đích là để thưởng thức những món ăn ngon, cũng có người đến ăn cho qua cơn đói rồi tiếp tục công việc khác, chớ không phải đến đó để nghe nhạc. trong nước ta có nhiều nhà hàng lớn tổ chức một dàn nhạc nhỏ về âm nhạc dân tộc, cũng có người muốn thừa dịp có khách đến ăn giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Trong lúc du khách đang ăn, không thể nào muốn ngưng ăn để thưởng thức âm nhạc, thì âm nhạc được biểu diễn trong lúc ăn chỉ là một loại nhạc nền. Vì vậy, có nhiều chủ nhà hàng không lựa nhạc công giỏi hay có tên tuổi, có nét mặt và vóc dáng xinh xắn, chỉ cần thuộc độ 10 bài nhạc dân tộc là có thể tạo ra một chương trình âm nhạc thì nên tổ chức một chương trình đặc biệt, không phải trong lúc ăn, mà sau phần tráng miệng, lúc du khách uống rượu tiêu hóa, có thể tổ chức một chương trình ngắn giới thiệu âm nhạc dân tộc (tối đa là 30 phút). Người dẫn chương trình rất quan trọng, cần phải có người duyên dáng, rành rẽ tiếng ngoại quốc, giới thiêu ngắn gọn mà đầy đủ các tiết mục. Tôi rất tâm đắc với nhà văn Pháp Romain Rolland khi ông viết: “Âm nhạc, dầu ai nói gì, cũng không phải một tiếng nói đại đồng. Cần có cái cung của tiếng nói để bắn cái tên âm thanh vào trong lòng của người nghe”. Một chương trình khéo chọn lọc và giới thiệu sẽ có hiệu quả hơn về mặt kinh tế và nghệ thuật. 6.Tại các tụ điểm nghệ thuật Cũng có nhiều nơi giới thiệu âm nhạc dân tộc cho du khách thưởng thức trong một chương trình nghệ thuật. Tôi muốn đề nghị một số nguyên tắc để dàn dựng một chương trình đó: a.Phải có người dẫn chương trình như đã nói ở trên. b.Nên in ra một bản chương trình có hình ảnh đẹp và có đầy đủ lời giới thiệu tiết mục, địa chỉ và điện thoại của nơi tổ chức. Chương trình đó có thể phát không hoặc bán với một giá tương đối rẻ, nếu chương trình được in ra có hình ảnh mùa của nghệ sĩ và dàn nhạc. c.Nên dàn dựng một chương trình có đủ ca, vũ, nhạc. d.Đối với du khách cái nhìn dễ hấp dẫn hơn cái nghe, tiết tấu dễ làm cho du khách quan tâm hơn nét nhạc, cụ thể hơn trừu tượng, giản dị hơn phức tạp, làm cho du khách thoải mái, đẹp mắt, êm tai hơn bắt buộc du khách phải suy nghĩ. e.Nên để ý liều lượng, không nên có những tiết mục quá dài. f.Các bộ môn âm nhạc phải giới thiệu chính xát chớ không nên ngại lai. g.Nên chọn lựa nhạc công có vững tay nghề nếu không có những nghệ sĩ đẳng cấp cao h.Trang phục cũng nên để ý. Nên mặc những y phục dân tộc. Khi giới thiệu âm nhạc cổ truyền mà mặc âu phục hay áo sơ mi trắng có những gilet màu theo cách của nhạc sĩ Đông Âu thì không phù hợp. Những nhà thiết kế Việt Trên đây chỉ là một ý suy tư và đề nghị dựa trên kinh nghiệm bản thân của tôi khi giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam tại các nước ngoài và sau khi nghe nhận xét của các bạn người nước ngoài, khi họ đi tìm một chương trình âm nhạc dân tộc để thưởng thức. Có thể còn những điểm khác chúng tôi chưa đề cập đến, có những đề nghị không phù hợp với thị hiếu của quần chúng, nhưng nếu vì mục đích lợi nhuận mà bôi bác bản sắc văn hóa dân tộc thì tôi không hoàn toàn đồng ý. Rất mong có nhiều bạn đầy đủ kinh nghiệm trong giới du lịch góp ý kiến về vấn đề này./. |
Cập nhật ( 05/11/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com