Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

GIỮ LÒNG TĨNH LẶNG ĐỂ SỐNG UNG DUNG

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
6 tháng trước
in Lưu trữ, Phật học, Tin tức - Phật sự
A A
0

“Chào đón những điều đến với mình, luôn thấy trong

lòng ung dung thanh thản, đó là biết kiềm chế”.

Đại sư Hoằng Nhất – “Tuyển tập cách ngôn”

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Theo đại sư Hoằng Nhất, một người khi đối mặt với bất cứ sự việc nào, dù là làm việc hay giao tiếp với mọi người, đều có thể giữ lòng ung dung thanh thản, bận rộn nhưng không rối loạn, vậy thì người này có thể coi là một người biết kiềm chế. Mà muốn làm được như vậy, thì việc đầu tiên là phải biết khắc phục tính khí nóng nảy, dễ bị kích động.

Người có thể luôn giữ cho mình ung dung thanh thản là người ôn hòa với mọi người, đối nhân xử thế điềm tĩnh lịch sự, thấu hiểu người khác và có tấm lòng bao dung, dẫu bị thóa mạ vẫn có thể bình tĩnh ung dung làm việc đâu ra đấy. Người làm được như thế ắt không phải người tầm thường.

Kiềm chế bản thân chính là làm chủ cảm xúc của mình. Cảnh giới cao nhất của con người là xem nhẹ thế sự, cho dù gặp nguy nan, bất hạnh, thì vẫn vui vẻ, vẫn bình tĩnh thong dong như nước.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Một bộ lạc thổ dân nào đó ở châu Phi nghênh đón một đoàn du lịch tham quan từ nước Mỹ tới. Trong bộ lạc có một ông lão thường ngồi thảnh thơi dưới một gốc cây lớn, vừa hóng mát, vừa dệt mũ rơm.

Mũ rơm được dệt xong, ông sẽ đặt thành hàng phía trước mặt, để du khách chọn mua. Mũ có tạo hình độc đáo, phối hợp màu sắc khéo léo, mà giá chỉ có 10 đồng một  chiếc. Thần thái của ông làm cho người khác cảm thấy ông không phải đang làm việc, mà là đang hưởng thụ.

Lúc này, một thương nhân nhanh trí mở máy tính ra tính: “Chiếc mũ rơm đẹp như vậy nếu như chuyển qua Mỹ, ít nhất cũng sẽ nhận được lợi nhuận gấp 10!”

Thương nhân nói với ông lão: “Nếu như tôi đặt làm 10.000 cái mũ rơm ở chỗ ông, thì mỗi chiếc mũ ông sẽ cho tôi ưu đãi là bao nhiêu tiền?

Thương nhân cứ nghĩ chắc chắn ông lão sẽ vui mừng lắm, nhưng không ngờ ông lại nhíu mày nói: “Nếu như vậy, thì 20 đồng một chiếc mũ.”

Thương nhân chưa bao giờ thấy chuyện bán buôn mà lại tăng giá thế này. “Tại sao vậy?” Thương nhân đầy nghi ngờ.

Ông lão nói: “Đối với tôi, nhàn nhã ngồi dệt mũ rơm dưới tán cây lớn này là một cách hưởng thụ. Nhưng nếu như muốn tôi dệt 10.000 chiếc mũ rơm hình dáng giống nhau, thì tôi không những phải làm việc liên tục không quản ngày đêm, mệt mỏi lao lực, mà còn mất đi niềm vui và sự thong dong. Lẽ nào anh không nên trả thêm tiền cho tôi sao?”

Thứ đáng quý nhất của con người là tính mạng và tâm hồn, chăm sóc tốt cho cả hai thì cuộc sống sẽ viên mãn. Chỉ khi tâm hồn được yên ổn, chúng ta mới có thể sống ở nơi đô thị huyên náo mà coi sắt thép xi-măng là núi xanh nước biếc. Sống một cách thi vị, thong dong tinh thần thoải mái, không quan tâm hơn thua, thuận theo tự nhiên, học cách rộng lượng với thế giới. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể trở thành một người vui vẻ, hưởng thụ hạnh phúc chân chính.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Các nhà nghiên cứu người Anh và Phần Lan đã tiến hành điều tra tình trạng sức khỏe tâm lý cũng như trạng thái công việc của hơn hai nghìn nhân viên văn phòng nước Anh và phát hiện ra rằng: Người làm việc từ 11 tiếng trở lên mỗi ngày hoặc làm việc 55 tiếng mỗi tuần có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm cao gấp hai lần so với người làm việc 7, 8 tiếng một ngày.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thương mại, nhịp sống của con người hiện đại ngày càng hối hả, bận rộn và vội vàng khiến chúng ta mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta đã hy sinh sức khỏe quý báu và cuộc sống an nhàn, đổi lấy việc tiêu hao vật chất quá độ và sự trống rỗng trong tâm hồn. Làm thế nào  để tìm kiếm cách sống lành mạnh hơn vẫn luôn là vấn đề nan giải khiến con người thời nay phải đau đầu. Bởi vì chúng ta làm việc ham nhanh, nên thường làm cho có chứ ít ai làm được triệt để. Làm việc một cách điềm tĩnh, ung dung không chỉ có thể nâng cao hiệu suất công việc mà còn có ích cho sức khỏe của chúng ta.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Ông Kim Dung hơn 80 tuổi từng nói: “Tính tôi không vội vàng, làm việc gì cũng từ từ chầm chậm, nhưng cuối cùng cũng làm tốt hết. Con người không thể lúc nào cũng căng thẳng, cần có lúc kéo căng lúc thả lỏng, lúc nhanh lúc chậm, như vậy rất có lợi cho sức khỏe.”

Đúng vậy, có những người “chậm chạp” nhưng cũng không làm ít việc hơn ai. Là bởi vì, họ nắm được cách làm chính xác, cho nên không cần bận rộn mà vẫn có thể làm xong hết mọi thứ. Còn những người rất bận rộn ngược lại thường là người không có thành tích gì hết. Họ làm gì cũng nhanh, nhưng lại chẳng có cái nào hoàn thành trọn vẹn. Giống như viết văn, có người mất một tháng để viết được mấy trăm nghìn chữ, nhưng nội dung chẳng ra gì. Có người chỉ viết có mười nghìn chữ, nhưng từ nào cũng hay cả.

Cho nên, những người làm việc ung dung chẳng bao giờ sắp xếp một công việc vượt quá khả năng của mình. Ngoại trừ công việc, họ còn dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, điều chỉnh tâm trạng, tìm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Hình ảnh mang tính chất minh họa

Người biết kiềm chế luôn rất thận trọng điềm tĩnh, không quá khích khi gặp chuyện vui, không suy sụp khi gặp chuyện buồn, khó khăn đến mấy cũng sẽ không  hoảng hốt lúng túng. Họ sẽ tự mình cố gắng nghĩ cách giải quyết, và có khi người khác còn chưa biết thì vấn đề đã được giải quyết rồi.

 

Trích trong: Tống Mặc (2021), Hà Giang dịch, “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh”, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.

Related Posts

Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

10 giờ trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

14 giờ trước
0

Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

1 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

1 ngày trước
0
sdfcas

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

4 ngày trước
0
Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

5 ngày trước
0
Next Post
Quang cảnh chùa Xiêm Cán vào buổi lễ

Bạc Liêu: Đồng bào Khmer vui đón lễ hội Sen Dolta tại chùa Xiêm Cán

Phật tử lắng nghe HT. Hữu Hình thuyết giảng

Bạc Liêu: Phát huy truyền thống hiếu đạo trong ngày lễ Sen Dolta tại chùa Ghositaram

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh khoá tu

    Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 91
  • 2.190
  • 198.061

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học